[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 14: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tính khí & tính đất không được kiểm soát?
TÍNH KHÍ
Tiếp theo, chúng ta hãy tưởng tượng rằng một người tính khí – sinh ra bởi nguyên tố khí – cho thấy sự vui thích của mình đến tất cả mọi thứ xung quanh anh ta, tỏ ra cởi mở với toàn bộ thế giới, yêu thích thể hiện vai trò của mình trong cộng đồng, vân vân. Nhưng nếu như anh ta trở nên “quá hoạt bát” và “ngớ ngẩn” hơn (air-headed), thì khí chất của anh ta có thể bắt đầu tuột khỏi tầm kiểm soát. Sở thích của anh ta thay đổi quá nhanh; anh ta luôn luôn tìm kiếm những thú vui mới, anh ta ít bị thu hút bởi những thứ xung quanh hơn; anh ta không thể nào tập trung chú ý đến bất cứ thứ gì trong một thời gian dài; anh ta thích bắt đầu một việc mà không cần phải hoàn thành nó và cũng gặp khó khăn để giữ yên lặng hay cảm thấy bình an.

Zui gì mà cười dữ zậy
Nói ngắn gọn, anh ta trở nên “gàn dở”. Điều mà anh ta thích nhất là bay lượn như một chú bướm từ bông hoa này sang một bông hoa khác, nhấm nháp từng ngụm mật hoa ngọt ngào. Nếu như khí chất của anh ta kiểm soát lấy anh một cách mạnh mẽ hơn, anh ta sẽ càng cảm thấy bồn chồn hơn, và kết quả là những ý tưởng và hành động điên rồ sẽ xuất hiện. Cuối cùng thì anh ta có thể đánh mất sự ổn định trong nội tâm của mình, trừ khi có một ai đó bên cạnh anh ta hiểu được cách “kéo” anh ta xuống đất một cách dịu dàng và hướng anh ta trở lại với những thực tại của cuộc sống.
Tổng kết lại thì: Sự gàn dở và điên rồ là hai tình trạng cực đoan của khí chất này.
TÍNH ĐẤT
Chúng ta hãy cùng chuyển sang một người tính đất, người luôn suy nghĩ nghiêm túc về bản thân mình cũng như thế giới quanh cô ấy, đồng cảm với những người khác và, trái ngược với người tính khí, sở hữu tính hướng nội. Nếu như cô ta bắt đầu tập trung quá nhiều vào bản thân mình, thường tự trách bản thân, liên tục chỉ trích và ngày càng trở nên bi quan hơn, thì cô ta sẽ bắt đầu phải chịu đựng sự ủ rũ của mình – mối nguy “nhỏ” của khí chất này – và thu mình trở lại. Ở trong trạng thái này, cô ấy có thể trở nên buồn rầu và phàn nàn về tất cả những thứ xung quanh đang làm cô ấy cảm thấy phiền phức. Tâm trí như thế này có thể ngày càng trở nên căng hơn và cuối cùng có thể làm cho cô ta trở nên tuyệt vọng một cách thảm hại.

Họp phụ huynh đầu năm mỗi người chơi trò thảy bóng nói tên
Sự buồn rầu và tuyệt vọng là hai mối nguy của tính đất.
BẢNG TÓM TẮT SỰ NGUY HIỂM CỦA 4 KHÍ CHẤT KHI KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT
Khí chất Tính lửa | Mối nguy “nhỏ” Cáu kỉnh | Mối nguy “lớn” Thịnh nộ |
Tính nước | Thiếu quan tâm | Kém thông minh |
Tính khí | Gàn dở | Điên rồ |
Tính đất | Buồn rầu | Tuyệt vọng |
Những bạn đọc đã quen với chủ đề của cuốn sách này sẽ chú ý rằng những “mối nguy nhỏ” được nhấn mạnh ở đây thật ra là những tật xấu thú vị và những nét tiêu biểu rõ rệt mà chúng ta thường dùng để kết hợp đến các khí chất. Thật dễ dàng để thấy rằng tại sao những hình thức cực đoan của các khí chất đã cung cấp cho các diễn viên hài, các nghệ sĩ và các tác giả một nguồn tư liệu dồi dào để sáng tác – thật hết sức buồn cười khi chúng ta thấy được những hành động của mình (và của cả những người khác) được cường điệu lên và phản ánh trong các tác phẩm, và điều đó làm cho chúng ta cười một cách sảng khoái.

Nhanh lên trái bóng đang được thảy nhanh lên mau mau chụp lấy bạn ấy
TỔNG KẾT
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng những biểu hiện tuyệt hảo của các khí chất không chỉ mang từng màu sắc riêng biệt trong mỗi người, mà còn tạo ra nhiều màu sắc phong phú tùy thuộc vào mức độ mà người đó đã làm chủ được chúng. Đây là điều làm cho các khí chất trở nên phong phú, thú vị và thu hút! Với tất cả những gì mà chúng ta đã học từ những miêu tả của các khí chất nơi trẻ em và từ các khái niệm cơ bản của lý thuyết về khí chất, chúng ta sẽ tập trung vào thế giới của những người lớn với những màu sắc đa dạng do các khí chất tạo ra. Có một cách hay để bắt đầu là ta sẽ nhìn ngắm “đóa hồng khí chất” được vẽ bởi Goethe và Schiller.
Và “đoá hồng khí chất” sẽ được đăng vào tuần sau nhé mọi người.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...