[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 19: Cách Rudolf Steiner nhận ra các Khí Chất trong một con người?
Để giúp nhận ra các khí chất trong một con người, Rudolf Steiner sẽ sử dụng 1 sơ đồ các bạn ạ.
Sơ đồ của Rudolf Steiner về việc nhận ra Các Khí Chất
Trong khóa học dành cho các giáo viên của ông, Rudolf Steiner đã vẽ ra một sơ đồ thú vị lên trên bảng để giúp cho những ai còn đang phải cố gắng biết cách nhận ra khí chất nào đang chiếm ưu thế bên trong học trò của mình. Sơ đồ này đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận hai quan điểm khác nhau.

Một góc sân trường xanh mướt nhìn sang cây phượng đỏ rực chào hè
Quan điểm số 1
Đầu tiên, chúng ta phải hỏi bản thân mình rằng các khí chất nào phản ứng lại một cách mạnh mẽ đến các ấn tượng đến từ bên ngoài và dễ dàng bị kích thích, hay là, giống như Steiner nói về nó, chúng dễ bị “kích động” như thế nào? Nếu như chúng ta nhớ lại những gì mà chúng ta đã được học đến giờ, rõ ràng rằng đó chính là đặc tính của tính khí và lửa.
Sau đây là một ví dụ từ thực tế của chính tôi: Lúc ấy tôi đang giảng bài ở một lớp các em nhỏ nằm ở tầng trệt. Nhìn qua cửa sổ, các bạn có thể thấy một hàng rào cao và dài. Bất chợt, một chú sóc đỏ xinh xắn nhảy từng bước dọc theo từng cột trên cái hàng rào ấy. Bọn trẻ bắt đầu thích thú và một vài đứa nhảy lên trên bàn học của chúng và chạy đến bên cạnh cửa sổ. Bọn chúng là những ai? Những đứa tính đất thì vẫn còn mải mê vào bài giảng và không chú ý đến bất cứ thứ gì cho đến khi đứa trẻ đầu tiên trong lớp nhảy ra khỏi chỗ ngồi; chúng vẫn còn ngồi tại chỗ bởi vì chúng nhớ rằng thầy giáo đã nói là chúng không nên chạy loanh quanh trong lớp. Những đứa tính nước thì cũng đang mơ màng trong suốt sự kiện đó; chúng cảm thấy không đáng phải đứng dậy bởi vì chúng không cảm thấy hứng thú gì cả, vì chúng đã nhìn thấy những con vật như thế nhiều lần rồi.

Chơi dưới hàng cây phượng đỏ rực ấy là cả một bầu trời tuổi thơ
Quan điểm số 2
Thứ hai, chúng ta có thể hỏi rằng: Bằng sức mạnh nội tâm, các khí chất sẽ phản ứng và suy nghĩ về các ấn tượng từ bên ngoài như thế nào? Ở đây cũng thế, có hai khí chất thực hiện việc này rất tốt: tính lửa và đất. Có một sự thật là người tính lửa theo đuổi mục tiêu mà họ đã tự đặt ra cho bản thân mình với lòng kiên trì và sự quyết tâm đi đến cuối cùng, và điều đó cho thấy sức mạnh nội tâm lớn lao của họ. Và người tính lửa thông thường cũng sở hữu sức mạnh cơ bắp! Trong trường hợp của người tính đất, chúng ta biết rằng họ suy ngẫm về mọi thứ một cách chặt chẽ và sâu sắc và có thể cống hiến bản thân mình với một lòng kiên trì và đặc biệt là sự tận tâm, cần mẫn. Điều này minh chứng cho sức mạnh nội tâm vĩ đại của họ.
Giờ chúng ta có thể hiểu từ một góc nhìn khác về việc tại sao người bạn tính khí lại khó lòng chịu ở yên và yêu thích những sự thay đổi mau chóng: Niềm vui và sự thỏa mãn mà họ có từ những ấn tượng mới thật mạnh mẽ, nhưng bởi vì họ chỉ có “sức mạnh ít ỏi” nên họ không thể khám phá và đáp trả lại các ấn tượng ấy bằng một cách đủ mạnh mẽ. Trong một người tính nước, chúng ta có thể nhận ra được cả cái “sức mạnh ít ỏi” lẫn cái “khả năng bị kích thích ít ỏi” từ sự thật là họ không thích thay đổi những trạng thái mà vẫn còn làm họ cảm thấy thoải mái; họ thích duy trì chúng hơn.

Ngắt nhuỵ và chơi trò đá gà của tuổi thơ
Sơ đồ của Rudolf Steiner

Sơ đồ của Rudolf Steiner
Nếu như chúng ta nhìn vào sơ đồ được trình bày bởi Rudolf Steiner, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng nó sẽ có bốn phần đặc tính khác nhau, và sẽ trả lời cho câu hỏi: Tại sao chỉ có bốn phần – chứ không phải, ví dụ như, là năm hay bảy?
Sơ đồ này có thể là một vật trợ giúp vô giá khi chúng ta phải làm việc với bọn trẻ hay những người trưởng thành nếu như, qua một thời gian, chúng ta quan sát một cách chính xác và học được cách trả lời câu hỏi về “khả năng bị kích thích” và “sức mạnh bên trong” của một người.
Kết luận
Có một điều không cần phải bàn là ta không nên vội vàng đưa ra kết luận về khí chất của người khác. Việc quan sát liên tục và đặt những câu hỏi về nội tâm là điều cần thiết nếu như chúng ta muốn công bằng với người mà chúng ta đang muốn xác định khí chất của họ.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...