[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 32: Những gợi ý khi ta dạy dỗ các khí chất khác nhau
Những gợi ý khi ta dạy dỗ các khí chất khác nhau
Từ những gì đã được mô tả phía trên, chúng ta có thể lượm lặt được những thông tin cơ bản để có thể cư xử với trẻ cùng những sắc thái khí chất khác biệt của chúng. Giờ thì chúng ta phải đặt câu hỏi rằng, cần phải hiểu biết và quan sát những gì khi chúng ta phải dạy dỗ một nhóm trẻ cụ thể, những bé mà sẽ có một khí chất tỏ ra đặc biệt nổi trội hơn.
Từ những phát biểu của Rudolf Steiner, chúng ta sẽ kết luận được rằng có nhiều sắc thái và cách ứng xử khéo léo liên quan đến việc này. Vì thế ở phần kế tiếp, chúng ta cần phải trích dẫn những lời giải thích của ông.
Trẻ tính lửa
“Khi dạy một trẻ tính lửa, trước hết chúng ta cần phải thấy rằng trẻ phải phát triển những sức mạnh mang đầy năng lượng bên trong trẻ. Ta cần phải cho trẻ làm quen với những thử thách trong cuộc sống hiện nay. Đối với những trẻ tính lửa đang có nguy cơ phát triển vượt tầm kiểm soát, ta cần đặc biệt đưa vào trong chương trình giáo dục của trẻ những hoạt động khó khăn để trẻ phải vượt qua, nhờ đó mà ta sẽ làm cho trẻ quan tâm đến những thử thách trong cuộc sống thông qua việc đặt ra cho trẻ những trở ngại thật sự. Những thứ như vậy phải đặc biệt được đặt vào trong những tình huống chống lại trẻ. Người giáo viên phải phải đưa chúng ra ngay trước mặt trẻ, để trẻ phải sử dụng sức mạnh của mình, để trẻ có thể chứng minh được tính lửa của mình. Nếu như những khó khăn ấy liên quan đến những thứ vặt vãnh hay những chuyện nhỏ nhặt thì sẽ càng hiệu quả hơn. Vì khi trẻ phải thực hiện và rồi chiến thắng những công việc to lớn và tốn nhiều công sức thì những sức mạnh mà trẻ đã sử dụng sẽ bị tan biến đi mất.”

Chơi là phải vui
“Trong tình huống này, điều quan trọng trước tiên là ta phải đánh thức trong trẻ sự tôn kính và cảm giác kính phục. Ta phải tiếp cận theo cách để sự kính trọng đó được khơi dậy bên trong trẻ thông qua việc cho trẻ thấy rằng chúng ta có thể vượt qua được những thử thách mà trẻ chưa thể nào vượt qua được. Sự tôn kính và sự quý trọng đặc biệt dành cho những việc mà người giáo viên có thể hoàn thành, dành cho những khả năng đã giúp giáo viên vượt qua khó khăn – đó chính là phương pháp thích hợp dành cho trẻ. Sự tôn trọng dành cho khả năng của người giáo viên chính là cách tiếp cận dành riêng cho trẻ tính lửa trong công việc giáo dục.”
Từ những lời khuyên này, chúng ta có thể kết luận rằng sẽ thật tai hại nếu như chúng ta tỏ ra quá dễ dãi với trẻ tính lửa. Chúng ta phải giao cho trẻ những công việc đòi hỏi nỗ lực và sức mạnh, để cho trẻ có thể thử thách bản thân cũng như làm tiêu hao đi năng lượng dư thừa trong trẻ. Thí dụ như, trong những giờ học khắc gỗ, ta có thể giao cho trẻ những loại gỗ cứng hơn (gỗ sồi chẳng hạn) để trẻ có thể trải nghiệm được thế nào là sự kháng cự và rồi phải vượt qua thử thách này. “Theo như cách này, bé sẽ có một sự tôn trọng dành cho những sức mạnh đang chống chọi lại tất cả những đặc tính được thể hiện qua tính lửa của mình.” Rudolf Steiner bổ sung.

Chơi trò tìm kho báu nha
Giờ thì chúng ta hãy cùng xem cách cư xử hợp lý nhất khi một trẻ tỏ ra giận dữ và thậm chí bắt đầu mất bình tĩnh. Trong trường hợp này Rudolf Steiner đã đưa ra lời khuyên như sau: “Với trẻ tính lửa, ta hãy cố gắng giữ cho nội tâm của mình bình thản, và rồi thản nhiên chứng kiến cơn thịnh nộ của bé … Ta chỉ có thể giúp trẻ bằng cách này để trẻ có thể chiến đấu chống lại cơn giận của mình.”
Sau đây là một ví dụ thực tế: Một cậu bé lớp ba đang tỏ ra rất giận dữ với bạn của mình và rồi cậu đã mất bình tĩnh, cướp lấy cây chì màu của bạn và bẻ nó gãy làm đôi. Cả hai cãi vã một cách kịch liệt và rồi bạn của bé đã khóc. Chúng ta nên làm gì?
Theo như lời khuyên của Steiner, giáo viên không nên tỏ ra giận dữ dù với bất cứ lý do nào đi chăng nữa. Ta nên bình tĩnh lại gần hai bé và rồi bảo riêng với bé tính lửa rằng: “Con vừa mới bẻ mất cây chì màu của bạn rồi đấy.” Bé còn lại sẽ phải được an ủi và dỗ dành rằng bé sẽ được giúp đỡ để giải quyết mọi chuyện. Đối với bé tính lửa, chúng ta đừng nên nhắc thêm về sự việc ấy nữa, mà hãy chờ đến ngày hôm sau. Nếu như có thể thì nên thực hiện trước giờ vào lớp, còn không thì sau khi cả lớp đã về – và dù thế nào chúng ta cũng không nên nói đạo lý với bé! Chúng ta nên để cho bé giải thích xem tại sao hai bé lại cãi nhau. “Bạn ấy làm con bực mình. Bạn ấy đạp lên chân con!” – “Vậy bạn ấy cố ý hay vô tình nào?” – “Con nghĩ là vô tình thôi! Nhưng mà con bực mình!” – “Thế bạn ấy có chọc con gì nữa không? Bạn ấy có phá đồ của con không?” – “Không, không có. Nhưng mà bạn ấy làm con bực mình, và rồi con tức lắm! Con thấy mấy cây chì màu của bạn ấy ngay đằng kia, nên con mới lấy một cây rồi bẻ nó.” – “Vậy hôm nay con cảm thấy thế nào khi con nhớ lại lúc đó?” – “Con thấy con cư xử chưa đúng lắm! Con không nên làm thế!” – “Vậy con có nghĩ làm thế nào để con đền bù cho bạn của mình không?” – “Có chứ! Con sẽ mua đền cho bạn một cây chì màu mới – bằng tiền của con.” “Tốt lắm! Nhưng con cũng làm bạn buồn nữa. Thầy chắc là bạn ấy đã cảm thấy tổn thương lắm khi con làm thế.” – “Con sẽ đi xin lỗi bạn – và con cũng sẽ vẽ cho bạn một bức tranh nữa.” – “Thật là một ý kiến hay!” Trước khi kết thúc, chúng ta ít nhất nên nói với bé thêm một câu nữa để thể hiện cảm giác của mình, rằng ta cảm thấy sự việc đã xảy ra là không được hay ho cho lắm.

Con thì chèo thuyền ba mẹ thì hát trên bờ
Sự thật là chúng ta phải chấp nhận những tình huống như thế này. Đây là thứ duy nhất có thể giúp đỡ các trẻ hay giận dữ. Tôi đã từng chứng kiến những sự kiện thế này khi dạy học, và tôi muốn thuật lại những trải nghiệm cá nhân dữ dội này bởi vì chúng sẽ xác nhận một cách chắc chắn những gì mà Rudolf Steiner đã nói. Trong khối lớp một tôi dạy có một cậu bé thường hay nổi giận đột xuất. Và khi bé nổi giận, khuôn mặt của bé xám lại và bé bắt đầu la ó đến nỗi mà cả lớp đều sợ cậu. Trong những tình huống như thế, tôi cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhất có thể, theo như cách tôi đã đề cập ở trên, và chỉ cho bé thấy những việc bé đã gây ra cũng như những gì tôi đã chứng kiến. Bé không thể nguôi ngoai ngay lập tức được, mà thường là bé sẽ càu nhàu rồi đổ lỗi cho các bạn khác trong lớp thì bé mới dần dần bình tĩnh lại được. Vào ngày hôm sau, tôi sẽ nói với bé theo như cách mà tôi đã miêu tả, và rồi kết thúc câu chuyện bằng một câu kết luận chính đáng. Và việc này đã diễn ra trong thời gian vài năm.
Và khi cậu trai này bước vào năm học thứ mười hai, có một bạn nữ cùng lớp đang làm dự án trong trường trung học về đề tài các khí chất. Bạn muốn đi theo để nghe tôi giảng về chủ đề này tại vùng ngoại ô thành phố Hamburg. Và trong buổi tối hôm đó, tôi đã nhắc đến một trường hợp đặc biệt về tính lửa, rồi tôi đã cố gắng như thế nào để cư xử với cậu bé nóng nảy đó. Và trong lúc đi cùng xe với tôi khi về, bạn nữ đã hỏi tôi rằng liệu cái cậu bé mà tôi đã mô tả kia có phải là bạn X cùng lớp hay không, và tôi đã bất cẩn xác nhận.

Em đi chơi thuyền trong Thảo Cầm Viên
Vài hôm sau, cậu trai kia đến gặp tôi trong sân trường, chào tôi một cách thân mật và nói, “Thầy vừa thuyết giảng về các khí chất phải không ạ?.” – “Đúng thế!”, tôi trả lời, và rồi đột ngột nhớ ra rằng tôi đã tiết lộ tên cậu cho bạn nữ kia nghe, nên tôi cũng cảm thấy áy náy cần phải nói thêm: “Nhưng thầy không có nhắc đến bất kỳ cái tên cụ thể nào khi thuyết giảng cả.” Cậu cam đoan với tôi rằng cậu không để ý chuyện đó và rồi hỏi tôi: “Thầy có nhớ lần cuối cùng con nổi giận trong trường là khi nào không?” Tôi không chắc lắm nên để tôi cậu nói tiếp: Cậu không còn nổi giận nữa từ năm lớp bốn. Tôi luôn trò chuyện cùng cậu, và rồi ở cuối mỗi buổi trò chuyện tôi luôn nói ra một câu mà cậu nhớ mãi. Cậu vẫn còn có thể nhớ rõ về cái câu cuối cùng đấy của tôi. Hình như tôi đã bảo cậu rằng: “Con thực sự không cần phải tỏ ra như thế nữa đâu!” Tất nhiên tôi đã rất ngạc nhiên và hài lòng khi cậu xác nhận điều này. Cậu cũng hỏi tôi rằng có phải tôi xếp cậu ngồi kế bạn Y bởi vì khí chất của bạn ấy hay không, và tôi đã thừa nhận việc này. (Tôi đã chọn bạn Y, người mà cũng mang tính lửa mạnh mẽ, để cậu ta có thể thấy được hình ảnh phản chiếu của mình trong đó). Cuộc trò chuyện của chúng tôi đã kết thúc kèm theo một lời nhận xét của cậu ta như sau, và với tôi đó chính là một lời xác nhận đầy ấn tượng về phương pháp sắp xếp chỗ ngồi mà Rudolf Steiner đã đề nghị: cậu đã cảm thấy rất khó chịu khi ngồi gần bạn Y bởi vì cậu không tài nào chịu được cách cư xử của bạn ấy.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...