[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 37: Giáo viên nên chuẩn bị câu chuyện như thế nào
Vậy thì làm thế nào mà một người giáo viên có thể chuẩn bị để kể được một câu chuyện theo như cách trên? Ta có thể thực hành áp dụng để có thể kể chuyện theo một khí chất trước và rồi làm theo những lời gợi ý được đề cập phía trên trong vài tuần, ứng dụng kỹ thuật như trên tại những điểm nhất định trong câu chuyện mà ta đang kể. Rồi ta có thể chuyển sang áp dụng khí chất thứ hai và rồi chỉ thực hành với khí chất đó, sau đó thì ta có thể tiếp tục như thế với hai khí chất còn lại. Cuối cùng, ta có thể áp dụng cả hai khí chất trong cùng một giai đoạn, và rồi nâng lên ba, và khi ta đã thực hành đủ lâu cho cả bốn khí chất cùng một lúc, vào buổi tối sẽ đến lúc trước khi ta kể câu chuyện đó vào hôm sau thì có thể chuẩn bị theo cách sau:
Đầu tiên là chúng ta sẽ đọc câu chuyện đó – một câu chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn, hay bất cứ loại nào cũng được – và tự nắm bắt một cách rõ ràng nội dung câu chuyện đó. Và rồi chúng ta sẽ xác định xem phần nào trong câu chuyện là phù hợp nhất với trẻ tính lửa cũng như phần nào thì phù hợp nhất cho các khí chất còn lại, và chúng ta sẽ cố gắng chuyển tâm trạng của mình sang trạng thái phù hợp với phần đó. Khi mới bắt đầu, chúng ta có thể dừng lại một chút để thực hành cách tô điểm cho các đoạn văn dựa trên khí chất tương ứng, nhưng một thời gian sau thì điều này sẽ không còn cần thiết nữa! Vào ngày hôm sau, chúng ta sẽ rất tự tin và làm hết sức có thể để kể một câu chuyện với bốn phong cách khác nhau theo như thứ tự mà chúng ta đã thực hành.

Lễ Hội mùa Thu năm nào hihi
Lúc đầu ta có thể gặp khó khăn và không biết làm thế nào để có thể phân biệt được các khía cạnh khác nhau và rồi dựa vào chúng để ra quyết định phù hợp. Sau đây sẽ là một vài ý tưởng có thể giúp các bạn:
Với những trẻ tính đất, hãy chọn ra những phần mà trong đó có câu chuyện liên quan đến những nhân vật mà có thể thu hút được thế giới cảm giác sâu lắng bên trong bé: những câu chuyện mang nét buồn phiền và đau khổ, những câu chuyện về những người sẵn sàng giúp đỡ và hy sinh bản thân mình vì người khác, những câu chuyện về một người được trải nghiệm một sự kiện mang tính định mệnh.
Với những trẻ tính khí, hãy chọn những đoạn văn có nhiều thứ để cho trẻ quan sát, những đoạn văn mô tả về thế giới bên ngoài và có nhiều sự thay đổi xảy ra nhanh chóng; những câu chuyện có nhiều hoạt động kèm theo tốc độ trong đó; những câu chuyện mà có nhiều thứ khác nhau được liệt kê ra.

Trong ánh lửa bập bùng, ba mẹ và các con quây quần bên nhau
Hãy để dành những đoạn văn mang nhiều kịch tính và có nhiều sự kiện lý thú diễn ra cho các bé tính lửa, những câu chuyện kể về các nhiệm vụ khó khăn hoặc quan trọng được hoàn thành, những câu chuyện mà yếu tố mang tính quyết định chính là nghị lực và, trên hết là, lòng dũng cảm.
Với những trẻ tính nước, hãy chọn những đoạn văn có tính chất trầm lặng và chậm rãi nhưng có thể được diễn tả theo một cách thú vị. Khi có cơ hội thì ta nên tận dụng để làm giảm bớt sức ép từ câu chuyện sau khi một tình huống gây hứng thú vừa xảy ra.
Một khi chúng ta đã xác định được rõ được từng phần, ta có thể viết ra một vài điểm cần chú ý, và nếu cần thiết, hãy đặt nó lên bàn giáo viên hoặc là giữ nó trong lòng bàn tay một cách kín đáo vào sáng hôm sau. Sau một thời gian ngắn thì ta sẽ không còn cần đến nó nữa, nhưng những mẹo nho nhỏ như thế sẽ có ích cho ta lúc này và nó cũng giúp ta cảm thấy an tâm và tự tin hơn bên trong.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...