[12 Giác Quan] Giới thiệu sơ lược
Dưới đây là 1 chủ đề mới mà trường Lá Steiner đang nghiên cứu, đó là về 12 giác quan theo phương pháp giáo dục Steiner/Waldolf. Đây là phần mở đầu cho chuỗi bài viết, giới thiệu tổng quan về các giác quan. Xin mời mọi người cùng đọc ạ.
1. Giới thiệu
Rudolf Steiner là người đầu tiên đề xuất về mười hai giác quan. Lý thuyết về giác quan của ông sau đó đã được các tác giả khác nhau mở rộng, bao gồm Appli, Kranich, Schoorel và Soesman.
Phát triển và sử dụng càng nhiều giác quan của bạn càng tốt là việc quan trọng, bởi mỗi giác quan thể hiện một khía cạnh khác nhau của cảm giác thật sự. Nhận thức về giác quan cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với chính mình, với môi trường xung quanh, những người quanh bạn. Nếu bạn muốn học cách quan sát tốt, bạn phải dùng các giác quan của mình thường xuyên và toàn diện. Khi thực hành, bạn sẽ thấy mình quan sát ngày càng nhiều, cũng như việc các giác quan khác nhau bổ sung cho nhau.
Có mối liên hệ giữa nhận thức giác quan và sức khỏe, sức sống. Sức sống của bạn tăng lên nếu bạn quan sát kỹ càng và sâu sắc. Đồng thời, bạn càng mạnh khỏe, càng tràn trề sức sống, bạn càng quan sát nhạy bén và sâu sắc hơn.
2. Phân loại
Mười hai giác quan theo Steiner có thể chia thành 3 nhóm. Ông đã phân các giác quan liên quan đến:
- Cơ thể: Giác quan sờ chạm (xúc giác), sự sống, chuyển động, cân bằng
- Thế giới bên ngoài: ngửi, nếm, nhìn, nhiệt độ
- Thế giới phi vật chất, tinh thần: nghe, nói, nghĩ, bản ngã.
Ý chí, cảm nhận, suy nghĩ
- Bốn giác quan đầu tiên, thấp nhất, được gọi là những giác quan vật lý, hay các giác quan của ý chí bởi vì chúng được sử dụng để nhận thức cơ thể của chính mình.
- Bốn giác quan ở giữa là những giác quan về cảm nhận. Những giác quan này khơi dậy sự cảm nhận. Chúng cũng được phản ánh qua ngôn ngữ chúng ta dùng: một căn nhà trang trí nhã nhặn, một vị chua, khó nuốt, ấm lòng, suy nghĩ lạnh lùng.
- Bốn giác quan cuối cùng, cao nhất , tập trung vào cá thể khác. Đây là những giác quan tâm linh, tri thức, chúng dùng để quan sát người khác.
3. Kết
Chúng ta đã vừa đi qua rất sơ lược giới thiệu căn bản về 12 giác quan theo Rudolf Steiner. Ở những bài sau, các giác quan sẽ dần được đào sâu, hé lộ những điều thú vị cùng với những bài tập thực hành rất hữu ích mà bạn có thể thực hành ngay trong cuộc sống hằng ngày để có trải nghiệm tinh tế hơn với giác quan của chính mình. Hãy đón chờ nhé.
Yêu thương từ Lá <3
Bài viết liên quan:
Vớ...
Rud...
Chu...
Mố...
Giờ...
Ta ...