[12 Giác Quan] Phần 1: Xúc giác

Giác quan của bạn về sờ chạm, hay xúc giác, được tạo thành từ mạng lưới những đầu dây thần kinh cảm nhận rất tốt dưới da, tạo nên hệ thống cảm giác lớn nhất của cơ thể. Nhờ có rất nhiều dây thần kinh cảm giác, bạn có thể cảm thấy cái chạm nhẹ nhất. Da là lớp bảo vệ cơ thể bạn, xúc giác giúp bạn nhận ra phạm vi cơ thể bạn. Xúc giác chỉ cho bạn cảm nhận về việc được vật gì đó chạm vào. Để có thể biết vật gì đang chạm vào mình, cần thêm sự quan sát với các giác quan khác: nhìn vào thứ chạm vào mình,  cảm nhận cấu trúc và nhiệt độ của nó.

Các bạn chơi trò xây hệ thống đập nước bằng cát, vô cùng đoàn kết và hợp tác với nhau

Các bạn chơi trò xây hệ thống đập nước bằng cát, vô cùng đoàn kết và hợp tác với nhau

Xúc giác được hình thành bởi một lượng lớn dây thần kinh cảm giác nằm dưới lớp da, nằm giữa biểu bì và hạ bì. Các dây thần kinh cảm giác là bộ phận tiếp nhận đơn giản được kết nối với các sợi trục thần kinh. Các thụ thể cảm nhận áp lực trên da, đó là cách bạn cảm thấy sự xúc chạm. Các tế bào xúc giác nằm khắp cơ thể. Khoảng cách giữa các thụ thể quyết định độ nhạy cảm khác nhau ở từng phần khác nhau trên cơ thể. Ngón tay, lưỡi, môi, mũi, trán rất nhạy cảm khi chạm vào, đồng nghĩa rằng ở mật độ tế bào xúc giác ở những vùng này cao hơn. Không có gì ngạc nhiên, những bộ phận này có lẽ là vùng quan trọng để cảm nhận và chạm vào. Những vùng khác, như lưng, lòng bàn chân có mật độ thụ thể xúc giác thấp hơn và có ít cảm giác hơn khi chạm vào.

Học thông qua vận động và trò chơi là một trong những điều quan trọng ở trường Lá

Học thông qua vận động và trò chơi là một trong những điều quan trọng ở trường Lá

Cần dùng những giác quan khác, như là giác quan về chuyển động, nhiệt độ, nếu như bạn muốn biết rõ thêm vật thể đang chạm vào bạn. Bạn có thể dùng giác quan chuyển động để khám phá vật thể trong đôi tay bạn, để tìm ra hình dáng của nó, cấu trúc bên ngoài của nó…. Tuy nhiên vẫn khó để xác định vật thể đó là gì. Thị giác sẽ cho bạn nhiều thông tin nhất.

Các bạn lớp 3 đang học về cân đo đong đếm bằng một hoạt động bập bênh thăng bằng ngoài trời

Các bạn lớp 3 đang học về cân đo đong đếm bằng một hoạt động bập bênh thăng bằng ngoài trời

Cảm nhận qua xúc chạm phác thảo cơ thể bạn. Nó chỉ ra đâu là bạn, đâu là vật thể khác. Không có xúc giác, bạn sẽ không cảm thấy giới hạn cơ thể mình, bạn sẽ không cảm thấy những phần cơ thể chết. Không có xúc giác, bạn có thể đã không có nhận thức về cơ thể vật lý của mình.

 

Bài tập:

  1. Lấy hai cây tăm nhọn, giữa chúng cách nhau một khoảng cách cố định, ví dụ 1 cm. Sau đó ấn nhẹ chúng lên trên một bộ phận nào đó của cơ thể ( ví dụ dưới cánh tay, bàn tay, ngón tay, đầu ngón tay, lưng, cẳng chân). Ta cảm thấy một hay hai cái châm chích trên bộ phận cơ thể đó. Giảm khoảng cách giữa hai cây tăm cho đến khi hai vết châm cảm giác như chỉ một. Lặp lại điều này trên những bộ phận khác của cơ thể như ngón tay, lòng bàn tay, lưng bàn tay, hay chân.
Các bạn lớp 2 đang học Tiếng Anh

Các bạn lớp 2 đang học Tiếng Anh

2. Nhắm mắt và nhờ người khác đưa bạn một vật gì đó ở nhiệt độ phòng. Khi bạn cầm nó lần đầu, không dịch chuyển tay, cố cảm nhận nó là gì chỉ thông qua xúc giác. Sau đó bắt đầu cảm nhận nó thông qua đôi tay, diễn tả vật thể và cố gắn cảm nhận đây là vật gì.

 

3. Một người bị bịt mắt. Có người đứng trước cô ấy, và cô ấy phải tìm ra đó là ai bằng cách cảm nhận khuôn mặt người ấy.