[12 Giác Quan] Phần 10: Giác quan về lời nói

Giác quan về lời nói là gì?

Giác quan về lời nói, suy nghĩ và cái tôi thực tế là những giác quan đầu tiên được nhận diện bởi Rudolf Steiner. Ba giác quan này được đề cập như là các giác quan về tâm linh, bởi vì chúng được sử dụng trong các quan sát về tính cách của con người: lời được phát ra, những suy nghĩ và cá tính của từng người. Ba giác quan đầu tiên tập trung vào cảm nhận của chính cơ thể bên trong, năm giác quan kế tiếp thì lại hướng về thế giới bên ngoài và có thể sử dụng trong bất kỳ tình huống nào. Và ba giác quan cuối cùng, mà sẽ được đề cập sau đây, đặc biệt hữu dụng nhất trong các tương tác giữa con người với nhau.

Cac ban hoc sinh choi tro tim kho bau trong chuyen di trip Lagi Binh Thuan

Các bạn học sinh chơi trò chơi tìm kho báu trong chuyến đi trip Lagi Bình Thuận

Có một sự khác biệt về nhận thức từ âm thanh và âm nhạc, và nhận thức về lời nói. Khi bạn lắng nghe lời nói của một người, bạn nhận thức các nguyên âm và phụ âm cấu tạo thành các từ ngữ. Tai của bạn cũng nhận thức cả phần âm và phần nhạc của ngôn ngữ, nhưng bản chất hay ý nghĩa của lời nói thì không. Các từ ngữ được cảm nhận bằng giác quan khác mà chúng ta đang đề cập như là giác quan về lời nói. Khi bạn gặp ai đó, từ dáng điệu và vẻ mặt của họ, cử động của đôi mắt họ, cử chỉ của bàn tay và thân mình, và cả âm thanh của giọng nói, tất cả sẽ biểu lộ thông tin về trạng thái nội tâm và tính cách của họ. Bằng cách lắng nghe những từ ngữ mà họ nói, bạn có thể quan sát được suy nghĩ, ý kiến, các suy xét, kinh nghiệm và cả cá tính của họ.

Nó quan trọng như thế nào?

Khi lắng nghe tiếng nói từ người khác, việc đầu tiên bạn sẽ nắm được không phải là những gì đang được nói mà là nhịp điệu và ngữ điệu. Nhịp điệu và ngữ điệu sẽ bộc lộ sự tán thành hay từ chối, sự khinh ghét hay thán phục, ý định tốt hay xấu, v.v… Bạn nghe được hơn cả ý nghĩa của từng từ ngữ. Bạn sẽ phản ứng lại một cách ngắn gọn dựa trên cơ sở của ngữ cảnh và sắc thái của âm thanh. Bạn có thể hiểu được cách mà người nói đang cố gắng truyền đạt thông điệp, và bằng cách đó bạn có thể quan sát được đôi điều về tâm trạng của họ.

 

Các mẫu tự, từ ngữ và câu chuyện mang một chất lượng khác nhau cho âm thanh và giai điệu. Các từ ngữ ẩn chứa những ý nghĩa, hoặc cử chỉ, có thể được nhận ra. Ý nghĩa của “mau lẹ” khác với “vội vàng”, tương tự cho “uể oải” và “chậm chạp”. Ý nghĩa của chúng cơ bản có thể giống nhau, nhưng các mẫu tự hình thành nên từ ngữ tạo ra một ý nghĩa khác biệt. Một từ là kết quả của một hình ảnh về âm vị từ một chuỗi các mẫu tự. Quan sát về các hình ảnh âm vị không giống với việc nghe. Sự hòa hợp của từ ngữ có thể giúp ta hình dung ra ý nghĩa của chúng, vì mỗi âm thanh phát ra và mẫu tự có ý riêng của chúng. Đây là lý do sự hòa hợp của từ ngữ thường được gọi là lời nói trực quan.

Cheo xuong di cuu ho nhung ban choi duoi ho nuoc va tro du day zipline

Chèo xuồng đi cứu hộ những bạn chơi dưới hồ nước và trò đu dây zipline

Hình ảnh âm vị hiếm khi được nhận biết một cách tách biệt khỏi âm thanh vì ngôn ngữ nói được nghe bởi đôi tai, giống như tất cả các âm thanh khác. Nhưng đôi tai chỉ có thể tiếp nhận âm thanh. Điều này được thể hiện bằng hiện tượng sau, xảy ra bất kể khi bạn đang nói hoặc lắng nghe. Khi bạn đang nghe hoặc nói ra âm thanh, cơ thể bạn đang liên tục tạo ra những cử động nhỏ, gần như không thể nhận thấy được. Những cử động nhỏ vô thức này được tạo ra từ các phần khác nhau trên cơ thể, từ cái đầu cho đến các ngón chân, và ứng với từng mẫu tự cụ thể. Những cử động khi nói này có thể được ghi nhận bằng các máy ảnh chụp tốc độ cao. Trong khoảng 50 mili giây (0.05 giây), người nghe bắt đầu có những cử động nhỏ tương tự như người nói.

Ý nghĩa về âm vị

Người nói cũng tự có những cử động này vì họ đang nghe tiếng của chính họ.Ví dụ khi âm W được nói hoặc nghe, các hoạt động cơ bắp ở mức hầu như không thể nhận ra được có thể được ghi nhận trên mặt (đôi mắt, lông mày, miệng), ngực, vai phải, khuỷu tay, cổ tay phải và các ngón tay. Mẫu tự kế tiếp sẽ được đi kèm với các cử động nhỏ khác. Mỗi mẫu tự giống nhau sẽ kích hoạt các cử động giống nhau trên bất cứ người nào, không liên quan đến văn hóa. Các em bé có những cử động nhỏ này để phản ứng với lời nói từ ngày chúng được sinh ra. Một cách ngắn gọn, đây là một hiện tượng có tính toàn thể. Các cử động nhỏ và nhanh có mối liên hệ với ngôn ngữ nghe. Bạn có thể gọi chúng là ý nghĩa về âm vị.

 

Nếu những cử động nhỏ này không diễn ra nhanh, bạn có thể bị thu hút bởi cử động liên quan đến âm thanh và quên mất hoạt động lắng nghe. Dù sao thì các cử động này chỉ là các hoạt động thần kinh đột ngột diễn ra và không bao giờ trở thành một cử động trọn vẹn. Vì vậy mà bạn có thể có trải nghiệm về các chuyển động của âm thanh nhưng không bị thu hút bởi chúng.

Dap xe duong truong o chuyen di trip lagi troi oi met ma vui

Đạp xe đường trường ở chuyến đi trip Lagi trời ơi mệt mà vui quá

Rudolf Steiner đã chỉ ra rằng các hiểu biết về ngôn ngữ có thể được tạo thành từ một tế là chúng ta có một hệ thống cơ xương khớp. Xương và thịt trên cơ thể chúng ta chính là cơ quan cảm giác cho từ ngữ. Ngôn ngữ nói được nhận ra bởi đôi tai. Các dây thần kinh từ cơ quan về tiếng nói đi xuống tủy sống và phân nhánh đến tất cả các cơ trên cơ thể. Đó là lý do bạn có những cử động nhỏ vô thức để phản ứng lại với lời nói, và cũng là lý do bạn có trải nghiệm trên thân thể về biểu hiện của âm thanh. Nói cách khác, ngôn ngữ không chỉ được nghe bằng đôi tai. Chúng được nghe bởi toàn bộ hệ thống cơ của bạn. Cùng với nhau, chúng tạo ra giác quan về lời nói. Giác quan về lời nói diễn tả được nhiều hơn những từ được nói ra. Bạn cũng có thể quan sát được các cử chỉ hữu hình, như là các dấu hiệu ở đôi tay hay ngôn ngữ cơ thể. Khi bạn quan sát ngôn ngữ cơ thể hay nét mặt, các cơ của bạn cũng phản ứng bằng cách bắt chước các cử động này, dù rất nhỏ và ngắn đến nỗi không thể thấy được.

 

Giác quan về lời nói có thể được sử dụng để hiểu về tính cách từ cử chỉ và ngôn ngữ hình thể của các loài có vú khác. Trong trường hợp đó, giác quan lời nói của bạn quan sát các dáng điệu và cử động của con vật. Giác quan lời nói cũng quan sát cả từ ngữ và điệu bộ của chúng.

 

Bài tập

 

Lắng nghe một người ở một khoảng cách đủ gần. Ghi lại những gì bạn nghe trong tiếng của họ: đại ý những gì họ đang nói, ý nghĩa, cao độ, v.v… Miêu tả càng nhiều yếu tố càng tốt. Và bây giờ hãy quan sát mà không chú ý đến ý nghĩa biểu hiện qua lời nói. Lần này thì bạn nghe thấy gì? (Không dễ để bỏ qua được ý nghĩa. Bạn có thể lắng nghe một ngôn ngữ mà bạn không hiểu. Những biểu hiện nào bạn có thể quan sát ở ngôn ngữ đó?)

 

Miêu tả sự khác nhau giữa một con chim đang hót và một khúc nhạc, hoặc tổng quan hơn là sự khác nhau giữa tiếng của một con thú và một âm thanh hoặc giai điệu tự nhiên.

 

Lắng nghe sự khác nhau giữa một điệu nhạc được chơi bởi một cây sáo hay một đoạn băng và điệu nhạc do bạn huýt sáo tạo thành.

 

Dùng sự hòa hợp của từ ngữ để tạo ra một cách trực quan các biểu hiện của các mẫu tự và từ ngữ. Cố gắng tìm hiểu xem sự hòa hợp về biểu hiện đó có trùng với trải nghiệm của bản thân bạn về một mẫu tự hoặc từ không.