[12 Giác Quan] Phần 11: Giác quan về suy nghĩ
Giác quan suy nghĩ làm nhiệm vụ gì?
Giác quan suy nghĩ của bạn làm nhiệm vụ quan sát suy nghĩ của người khác. Đặc biệt là bạn sẽ quan sát các góc nhìn, suy xét và câu hỏi mà người khác đang có, và vì vậy bạn sẽ có ý tưởng về việc họ đang nghĩ gì.
Bạn phải phân biệt được âm thanh của một từ và ý nghĩa của nó. Từ ngữ ngoài việc có âm thanh thì chúng còn có cả ý nghĩa. Để hiểu được người khác đang nói gì, bạn phải biết được ý nghĩa biểu hiện qua từ ngữ và chắt lọc được các mạch ý nghĩa liên kết qua cách sắp xếp từ.
Khi bạn chú ý vào cách người khác đang nói, hay là chú ý vào hình ảnh âm vị, nội dung mà họ đang nói sẽ không lọt vào tai bạn. Nhưng khi bạn lại chú ý vào nội dung, bạn sẽ không nghe được cách mà thông điệp đang được truyền đạt. Điều này thể hiện rõ nhất khi bạn nghe một ngôn ngữ mà bạn không hiểu. Bạn có thể nắm được cách họ đang nói, nhưng bạn sẽ không hiểu được ý đang được diễn đạt là gì. Giác quan về lời nói và giác quan về suy nghĩ rõ ràng có nhận thức các khía cạnh khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong giao tiếp.
Hình ảnh là một cách để mô tả. Ví dụ, bạn có thể miêu tả cách một con chim gõ kiến đang mổ lên một cây sồi. Ngay lập tức trong tâm người nghe sẽ xuất hiện hình ảnh cây sồi và con chim gõ kiến. Họ thậm chí có thể nghe được tiếng gõ lọc cọc của con chim. Sức tưởng tượng của họ tô điểm thêm cho câu chuyện mà bạn đang kể. Mỗi người sẽ có những hình ảnh khác nhau, phụ thuộc vào kinh nghiệm và các quan sát trước đó của họ.
Suy nghĩ trừu tượng thì sao?
Nhưng cũng có thể đàm luận về các kiểu suy nghĩ trừu tượng, ví dụ như tại sao tổng ba góc trong một tam giác là 180 độ. Khi bạn lắng nghe một cuộc đàm luận trừu tượng, bạn phải chú ý đến luồng suy nghĩ của người khác, vậy nên bạn sẽ không bị lạc khỏi những lời giải thích của họ. Bạn phải tự ngừng suy nghĩ và đưa tâm trí mình vào suy nghĩ của người khác. Và khi bạn không thể theo được mạch chuyện, bạn trở về với suy nghĩ của chính mình.
Sự tập trung chú ý ngắn gọn là cần thiết để quan sát suy nghĩ của người khác, và bạn chỉ có thể tập trung sự chú ý của mình nếu như từ ngữ và khái niệm bạn đang nghe quen thuộc với bạn. Khối lượng khái niệm mà bạn đang xây dựng từ từ vì vậy thật sự cần thiết để hiểu được luồng suy nghĩ của người khác. Khối lượng khái niệm này sẽ hình thành nên cơ quan quan sát mà được đề cập đến như giác quan về suy nghĩ.
Giác quan về suy nghĩ phân biệt được giữa suy nghĩ của bạn và người khác. Giác quan về suy nghĩ rất quan trọng trong sự phát triển tâm linh của con người, vì suy nghĩ cho phép họ học một khái niệm mới. Khái niệm mới lúc này sẽ mở rộng chân trời tinh thần của ta và khuyến khích ta tích hợp chúng theo cách ta muốn. Thật không dễ để hiểu, tiếp thu và tích hợp các khái niệm mới. Con đường đến sự thật là con đường đầy đau khổ.
Giác quan suy nghĩ có liên quan tới các giác quan khác ra sao?
Giác quan về suy nghĩ sử dụng những phần của giác quan sự sống, những phần mà không tập trung vào cơ thể nhưng vào tâm trí. Giác quan sự sống quan sát các quá trình xảy ra trong cơ thể vật lý của bạn và giác quan suy nghĩ quan sát các quá trình về tinh thần trong cơ thể vô hình của ban. Điều này thật hợp lý vì quá trình của sự sống sẽ bị chi phối bởi sinh mệnh , và suy nghĩ thì lại hướng đến phần vô hình của sinh mệnh. Soesman đã viết rằng giác quan của suy nghĩ tốt hơn hết nên được phát triển khi giác quan sự sống trở nên chủ động hơn trong một đứa trẻ, tức là khi một người sẽ học được khi còn bé rằng không phải muốn gì là sẽ được nấy và cũng sẽ học cách để chịu đựng một nỗi đau.
Giác quan về suy nghĩ cũng có thể được dùng để xác định suy nghĩ hay ý kiến nào là căn nguyên của một hiện tượng. Lúc này, bạn sẽ quan sát hiện tượng với giác quan suy nghĩ của bạn để tìm ra cách bạn sẽ khám phá nó và cách mà nó hình thành.
Bài tập
Kể một câu chuyện có nhiều hình ảnh, ví dụ như một câu chuyện thần tiên. Sau đó hỏi người nghe miêu tả những gì họ đang nghĩ và điều gì xảy ra bên trong họ khi họ đang lắng nghe. Kế tiếp, đàm luận về một vấn đề trừu tượng, ví dụ như toán học hay các triết lý. Hỏi người nghe các câu hỏi tương tự như lúc nãy. Thảo luận với nhóm để tìm ra những cách khác nhau mà những người nghe đang có.
Nhờ một người kể một câu chuyện nhưng không được suy nghĩ để hình dung ra hình ảnh bên trong đầu. Nói cách khác, người kể phải kể câu chuyện như đang đàm luận về một thứ trừu tượng. Sau đó hãy kể một câu chuyện khác, lần này thì người kể được phép hình dung ra hình ảnh trong đầu. Đối với người nghe, bạn quan sát thấy sự khác biệt nào?
Bài viết liên quan:
Vớ...
Rud...
Chu...
Mố...
Giờ...
Ta ...