[12 Giác Quan] Phần 12: Giác quan về cái tôi

Giác quan về cái tôi là gì?

Giác quan cuối cùng là giác quan về cái tôi, cái mà bạn dùng để quan sát tính cách hay cá tính của người khác. Giác quan này cần phải được kích hoạt, bởi vì trong thực tế, loài người có xu hướng bị phân tâm bởi các thói quen và cảm xúc của họ và người xung quanh, và vì vậy mà giác quan về cái tôi ít khi được dùng đến.

 

Steiner miêu tả sự quan sát về tính cách của một người như sau. Bạn mất một lúc để quan sát người khác, và bạn bắt đầu có ấn tượng về anh ta. Ấn tượng này tác động lên nội tâm của bạn, và bạn cảm thấy như bị tấn công. Bạn đáp lại bằng cách phản kháng, và bạn ném anh ta ra khỏi nội tâm của bạn. Nó làm bạn vơi đi cơn giận để bạn có thể tiếp cận một người khác. Hút vào rồi lại đẩy ra, thông cảm rồi lại ác cảm, cứ thế chúng thay phiên nhau.

Mua he roi di tam bien thoi cac ban oi

Mùa hè rồi đi tắm biển thôi các bạn ơi

Điều này có nghĩa là,  nếu bạn muốn biết được tính tình của một người, bạn phải cho anh ta vào nội tâm của bạn. Nhưng mà thường bạn chỉ chịu đựng được sự xâm nhập này trong một lúc mà thôi. Bạn cần sớm phải mang nội tâm của bạn quay lại, và vì vậy mà bạn đẩy hắn ra. Quá trình này có thể được lặp lại. Giác quan cái tôi được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau:

 

Bạn có thể quan sát phần lớn cá tính của một người khác trực tiếp trong mắt họ. Đôi mắt cho bạn một cái nhìn khách quan về cái tôi của họ. Trừ khi bạn đang yêu người đó, bạn chỉ có thể nhìn họ trong một lúc trước khi bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu. Khi bạn nhìn vào mắt của ai đó và họ cũng nhìn bạn, có thứ gì đó như được trả về ngược cho bạn. Có một sự kháng cự xảy ra khi bạn bước vào không gian riêng tư của người khác. Bạn không thể nhìn hai mắt của họ bằng cả hai mắt của bạn, bạn phải nhìn bằng từng bên mắt một.  Nói chung, bạn sẽ có một sự ưu tiên cho một bên mắt hơn, vì mắt còn lại làm bạn cảm thấy không chắc chắn. Bạn sẽ có thể trải qua chút ít phiền toái khi nhìn mắt của trẻ em (khoảng từ 12 tuổi trở xuống) trong một thời gian đủ dài, vì chúng sẽ đáp lại bằng một ánh mắt ôn hòa. Điều này cũng đúng với cái nhìn từ các con thú. Sự khác biệt giữa người và thú có thể được trải nghiệm bằng cách này.

Bắt tay liên quan gì tới giác quan này?

Cái bắt tay cũng là một cách thể hiện tính cách của một người và khởi nguồn cho sự quan sát về cái tôi của nhau. Cũng như ánh mắt, bạn quan sát người khác một cách mãnh liệt khi bạn bắt tay với họ. Cảm giác này xảy ra khi cả hai người gặp gỡ nhau. Trong cả hai trường hợp (bắt tay và nhìn vào mắt – ND), bạn có thể giữ như vậy trong một lúc. Nhưng rồi bạn cần phải rút lại hoặc thay đổi cách tiếp xúc bằng cách luân phiên giữa việc tập trung quan sát rồi lại lảng đi bằng một hành động khác.

 

Bạn cũng quan sát tính cách người khác bằng điệu bộ và các động tác cơ thể của họ. Bạn có thể quan sát cách mà tính cách của họ gây ảnh hưởng lên thân hình và cách mà họ sử dụng thân thể. Bằng cách chú ý vào điệu bộ và cử động, bạn cảm nhận cách mà cái tôi của họ hoạt động như thế nào. Một vài điều quan trọng về về hình thể cần chú ý: sự thăng bằng (họ có đứng thẳng hay không), cách họ đứng trên sàn (họ đứng trên mặt sàn, hay là chỉ đang như lơ lửng trên đó, hay là như bị chôn chân tại chỗ), và cách đi đứng của họ.

Tap trung choi tro choi team building de gan ket tinh dong doi

Tập trung chơi trò chơi team building để gắn kết tình đồng đội

Khi bạn lắng nghe ai đó, bạn cũng quan sát được vài điều về tính cách của họ. Bạn có thể biết được họ đang nói về một thứ mà họ hiểu rõ ràng, hay là họ đang kể lại một câu chuyện mà họ chưa tiếp thu kỹ càng. Từng dòng suy nghĩ riêng lẻ cũng tiết lộ tính cách của người khác, đặc biệt khi bạn dõi theo dòng suy nghĩ đó từ một khoảng cách nhất định, với một thái độ đóng góp tích cực. Bạn quan sát những suy nghĩ này với giác quan suy nghĩ của bạn, các yếu tố về mặt tính tình phản ánh từ suy nghĩ thì được cảm nhận bằng giác quan về cái tôi. Ý nghĩa truyền tải bằng lời nói phụ thuộc vào việc ai đang nói nó. Hai người có thể nói cùng một câu, nhưng với các nét nghĩa khác nhau. Nếu hai người bạn của bạn cùng nói “Tôi sẽ làm”, rồi một bên bạn sẽ diễn dịch thành “anh ta sẽ tìm cách lảng đi thôi”, và một bên là bạn có thể nhờ cậy người đó hoàn thành nó. Vì vậy bạn sử dụng các quan sát này về mặt tính tình để diễn dịch những gì họ nói. Bạn có thể quan sát tính cách của họ trong giọng nói bằng cùng một cách trên.

Giác quan về cái tôi hoạt động ra sao?

Giác quan về cái tôi hoạt động tương tự như xúc giác: bạn chạm vào người khác và để người khác chạm vào bạn, bạn hấp thụ được thông qua cách này. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy không thoải mái khi nhìn vào mắt hoặc bắt tay ai đó quá lâu. Giác quan cái tôi sử dụng toàn bộ cơ thể của bạn chứ không chỉ những thứ nằm bên ngoài, như xúc giác. Nếu bạn không để ai đó đi vào trong nội tâm của bạn, bạn không thể quan sát được tính cách của họ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải ngồi xuống ghế một lúc để có thể quan sát cái tôi của người khác hiệu quả.

 

Tính cá nhân của từng vật cũng có thể được quan sát trên loài thú, cây cối, các sự kiện và tình huống. Hiển nhiên là chúng không thể được quan sát trực tiếp như cách bạn làm trên người khác, nhưng đó là một kỹ năng bạn có thể học.

Tim duoc kho bau roi nhung mat ai cung nghiem tuc la vi sao boi vi sap duoc mo thung kho bau ra

Tìm được kho báu rồi nhưng mặt ai cũng nghiêm túc, vì sao vậy? À là vì đang suy nghĩ cách mở thùng kho báu đó

Bài tập

 

Lập thành các cặp đôi và luân phiên nhìn vào mắt người đối diện. Miêu tả quan sát và cảm nhận của bạn. Nhờ một người thứ ba quan sát chuyển động của đôi mắt hai người, và miêu tả lại quan sát của họ.

 

Lập thành các cặp đôi và bắt tay với nhau. Miêu tả quan sát và cảm nhận của bạn. Học điệu bộ của một vài người. Miêu tả chúng, và cố gắng lập ra các kết luận về quan sát của bạn. Sử dụng các quan sát mà bạn đã học.

 

Nhớ về các tình huống mà bạn quan sát được tính cách người khác qua suy nghĩ của họ, tức là cách họ kể một câu chuyện, hoặc là ý nghĩa của những gì họ nói.