[12 Giác Quan] Phần 3: Giác quan về sự vận động (giác quan cơ bắp)

Hai giác quan vừa rồi giúp ta cảm nhận được ranh giới của cơ thể, trạng thái bên trong cơ thể và không gian mà nó chiếm diện tích. Giác quan về sự chuyển động, hay của cơ bắp, cho phép bạn cảm nhận được những cử động và tư thế của bản thân. Tứ chi, mắt, miệng, lưỡi, đầu, ngực của bạn không bao giờ đứng yên. Tất cả cử động này đều được cảm nhận và cũng đều rất chính xác. Bạn có nhận biết được cả khi bạn xoay khuỷu tay một góc chỉ 0.038 độ. Không chỉ cảm nhận được chuyển động, bạn còn nhận thức được vị trí chính xác của tứ chi và tất cả các phần đang cử động trong cơ thể. Bất cứ lúc nào, bạn luôn biết chính xác tay và chân của bạn đang ở đâu. Thông tin này rất hữu ích. Nếu bạn đang chuẩn bị thực hiện một chuyển động khác, bạn cần phải biết nên bắt đầu từ đâu. Bạn không cần phải nghĩ về nó, giác quan vận động luôn luôn hoạt động.

Trường lá tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Trường lá tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Giác quan cơ bắp được đặt trong các thụ thể hình thoi (còn gọi là thoi cơ) trong các cơ bắp. Chúng giúp ta đo mức độ của sức căng trong các tế bào cơ bắp. Các thụ thể tương tự cũng có trong các dây chằng. Khi các chi bị uốn cong hoặc kéo giãn ra, các thụ thể ở các khớp và các mô xung quanh sẽ giúp chúng ta nhận ra điều này.

Miễn bình luận phần 2

Miễn bình luận phần 2

Giác quan vận động tập trung chính vào việc cảm nhận chính cơ thể của bạn. Nhưng bạn cũng thường dùng nó để quan sát các sự vật xung quanh. Khi quan sát một vật đang chuyển động, giác quan vận động sẽ phối hợp với thị giác. Vì vậy bạn có thể thấy được cách vật đó đang di chuyển và ước lượng vận tốc của nó. Còn khi muốn xác định hình dạng của một vật, mắt của bạn sẽ thay đổi qua lại giữa việc quét theo các cạnh ngoài của nó và việc chú ý vào chi tiết. Các họa sĩ áp dụng thói quen này của mắt để hướng dẫn bạn trong các lớp dạy vẽ. Các chuyển động và hình dáng sẽ được quan sát bởi giác quan vận động bên trong cơ mắt, nhưng đôi mắt thì chỉ nhìn thấy màu sắc mà thôi.

Nụ cười rạng rỡ của người lớn và cả trẻ con trong một ngày cuối thu 20 tháng 11 đẹp trời

Nụ cười rạng rỡ của người lớn và cả trẻ con trong một ngày cuối thu 20 tháng 11 đẹp trời

Bạn cũng có thể cảm nhận được sự chuyển động của một cành cây với giác quan cơ bắp, bằng cách bắt chước chuyển động của cánh tay. Bạn có thể tưởng tượng ra sự dịch chuyển, và tưởng tượng ra cách mà mắt và tay cũng sẽ di chuyển theo. Đây gọi là hiện tượng tưởng tượng theo giác quan, hay tưởng tượng theo cơ bắp, và bạn có thể áp dụng nó bất cứ khi nào bạn muốn quan sát và bắt chước các hình dạng hoặc chuyển động. Hãy nghĩ về: dáng đi của một con ngựa, cách mà con bò hoặc heo nằm xuống, chuyển động của chiếc lá, sự sắp xếp của các cành trên các cây khác nhau, v.v… Chuyển động và cảm xúc được gắn liền với nhau. Đây là bằng chứng về ngôn ngữ cơ thể: ta thường chào đón kèm với hai tay dang rộng, thường xua đuổi bằng một cái hất tay ra, v.v…

 

Vận động của cơ bắp

Vận động của cơ bắp

Muscle: Cơ

Sense: Cơ quan cảm giác

Thoi cơ: Cơ quan cảm giác cơ bắp

Đời thiệt là đẹp khi có con cái

Đời thiệt là đẹp khi có con cái

Bài tập

 

Cảm nhận chính xác chuyển động

 

Lấy một mảnh giấy và một cây bút chì. Nhắm mắt lại, hoặc nhờ người khác bịt mắt bạn lại. Vẽ một căn nhà, hoặc một chiếc thuyền ba buồm. Lần đầu tiên, vẽ nó như bạn đang vẽ bình thường, thỉnh thoảng nhấc bút chì ra khỏi tờ giấy. Sau đó vẽ lại, nhưng lần này không được nhấc bút lên. Bạn có thể tập bài này trên một tấm bảng đen để người khác có thể quan sát khi bạn vẽ.

Một bức hình thay vạn lời nói

Một bức hình thay vạn lời nói

Quan sát vị trí và chuyển động

 

Nhờ người khác bịt mắt bạn lại và đặt cánh tay bạn vào một vị trí cố định. Miêu tả vị trí chính xác lúc này của cánh tay, cơ nào đang hoạt động và cơ nào thì không. Sau đó nhờ người khác đổi vị trí cánh tay của bạn một chút. Tiếp tục miêu tả vị trí của cánh tay và cơ bắp đang dùng, và miêu tả cảm nhận về sự thay đổi trong cánh tay của bạn.

 

Chia thành hai nhóm. Xếp thành từng hàng, xoay mặt vào nhau, và đặt phẳng hai bàn tay bạn lên hai bàn tay người đối diện. Vẽ vòng tròn và thực hiện các di chuyển bằng hai tay của bạn, thay đổi áp lực đặt lên tay của người đối diện. Miêu tả cảm nhận của bạn: áp lực, sức căng cơ, sự thư giãn và các chuyển động.

Miễn bình luận hihi

Miễn bình luận hihi

Bắt chước

 

Miêu tả chuyển động một sinh vật, có thể là người hoặc thú. Chuyển động đó như thế nào, cơ quan nào đang di chuyển, bạn có thể bắt chước chuyển động đó không?

 

Đứng trước một vật to lớn và quan sát nó trong khi nhờ người khác quan sát mắt bạn. Rồi nhờ người đó miêu tả lại chuyển động mắt của bạn.