[12 Giác Quan] Phần 7: Giác quan thị giác

Đôi mắt là cơ quan cảm giác quan trọng nhất. Đôi mắt là cơ quan duy nhất có thể nhìn thấy được trên bề mặt cơ thể của chúng ta.“Nhìn thấy” thường được dùng đồng nghĩa với “quan sát được” hoặc “hiểu được”. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi mắt chỉ có thể nhìn thấy màu sắc, ánh sáng và bóng tối. Chúng ta có thể thấy hình dạng, chuyển động và tỷ lệ bởi vì đôi mắt di chuyển và hoạt động cùng với giác quan chuyển động và thăng bằng.

 

Ta có thể dễ dàng chặn các kích thích thị giác hơn khứu giác hay vị giác. Có một khoảng cách giữa chúng ta và những gì chúng ta thấy, giúp chúng ta quan sát một cách có ý thức hơn. Trong tất cả các giác quan, thị giác đóng góp nhiều cho nhận thức của chúng ta. Chúng ta là sinh vật có suy nghĩ nhận thức – có mối liên quan phức tạp với hoạt động nhìn. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta dễ bị nhầm lẫn về những gì chúng ta thấy (so với những gì chúng ta ngửi chẳng hạn). Đôi lúc, suy nghĩ của chúng ta quyết định những gì chúng ta nhìn thấy. Chúng ta có thể trải nghiệm điều này trong 2 bài tập, bên dưới.

Căn nhà mới xây có cấu trúc mái theo phong cách độc đáo

Căn nhà mới xây có cấu trúc mái theo phong cách độc đáo

Thị giác là giác quan phổ biến cho những quan sát khoa học. Mọi thứ được thể hiện một cách trực quan, thường dưới dạng số, bởi vì đôi mắt được cho là đáng tin cậy hơn các giác quan khác, “giác quan nguyên thủy” hơn khướu giác và vị giác. Đôi mắt được coi là khách quan.

 

Mắt là một quả bóng hình bầu dục trong suốt cho ánh sáng đi vào. Đầu tiên, các tia sáng đi qua giác mạc (lớp trong suốt bao phủ và bảo vệ phần phía ngoài của mắt – lời người dịch) rồi đi qua con ngươi (vùng đen tròn nhỏ ở giữa mắt – lời người dịch) . Đồng tử tách ra và mở rộng, tùy thuộc vào lượng ánh sáng ít hay nhiều. Con ngươi nằm ở trung tâm của mống mắt. Sau khi đi qua con ngươi, ánh sáng được tập trung bởi thấu kính, nó đi qua nhãn cầu và rơi vào võng mạc. Võng mạc có các thụ thể hình nón và hình que.

 

Nhãn cầu được tạo thành từ một chất trong suốt, không màu, giống như thạch chứa 99% nước. Các mô của giác mạc có 1 phần cấu trúc tinh thể. Các thụ thể hình ảnh hình que trên võng mạc (pars optica) có thể cảm nhận ánh sáng và bóng tối, trong khi các thụ thể hình nón (pars caeca) nhạy cảm với màu sắc.

Các bạn phụ thầy Phú lợp mái cỏ tranh

Các bạn phụ thầy Phú lợp mái cỏ tranh

Các thụ thể hình que thích ứng rất tốt với những thay đổi về mức độ ánh sáng, giống như trải nghiệm khi bạn bước vào một căn phòng tối: Đầu tiên bạn không thấy gì, nhưng sau một thời gian bạn có thể thấy nhiều hơn và tìm đường đi. Chúng ta không thể nhìn thấy màu sắc trong bóng tối. Điểm vàng là phần nhạy cảm nhất của võng mạc và chỉ được tạo thành từ các thụ thể hình nón. Nơi mà dây thần kinh thị giác tụ lại rời khỏi mắt được gọi là điểm mù, vì mắt không có thụ thể để đón nhận ánh sáng ở đây.

 

Hầu hết mọi người có thể nhìn thấy khoảng 150 màu, một số khác có thể nhìn thấy nhiều hơn. Chúng ta có thể cảm nhận được sự khác biệt nhỏ nhất trong màu xanh lá cây. Màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta. Màu đỏ làm cho mọi người chủ động. Nó được coi là sống động và không ở yên được, tăng sức mạnh và năng lượng. Màu cam làm cho mọi người nhiệt tình, trong khi màu vàng tỏa ra và mang lại cảm giác vui vẻ. Màu xanh lá là yên tĩnh và cân bằng. Màu xanh dương là một màu mát mẻ và kích thích suy nghĩ. Màu trắng là sự phản ánh của tinh thần; nó cho chúng ta cảm giác thanh khiết và tượng trưng cho trong trắng. Màu đen, mặt khác, gợi lên nỗi buồn của con người.

Đạp đất để chuẩn bị xây tường cho căn nhà thân yêu

Đạp đất để chuẩn bị xây tường cho căn nhà thân yêu

 

Goethe phát hiện ra rằng màu sắc là kết quả của trò chơi giữa ánh sáng và bóng tối. Chúng ta thấy màu đỏ, cam và vàng khi nhìn một thứ gì đó sáng từ bóng tối, chẳng hạn như hoàng hôn. Màu xanh và màu tím chiếm ưu thế khi bạn nhìn vào một thứ gì đó tối từ ánh sáng. Đó là lý do tại sao bầu trời có màu xanh: nó có màu sáng khi nhìn từ trái đất và có màu đen khi nhìn từ không gian.

Goethe đặt nó theo cách này: ánh sánh chiếm ưu thế hơn bóng tối tạo ra các màu chủ động (đỏ, cam và vàng), bóng tối chiếm ưu thế hơn đối với ánh sáng mang lại màu sắc thụ động (xanh lam, chàm và tím).

Chúng ta có thể xác minh điều này bằng cách nhìn vào cầu vồng. Bầu trời luôn tối hơn ở đỉnh cầu vồng so với ở phía dưới và màu đỏ luôn ở trên đỉnh nơi tối hơn và màu tím ở phía dưới, nơi có màu sáng hơn. Bạn có thể tìm thấy bằng chứng cho quy tắc này trong mắt nâu, trong đó mống mắt có màu đỏ gần đồng tử nhất và màu xanh lục hoặc hơi xanh gần màu trắng của mắt.

Chơi cho vui rồi sau đó làm hộc máu nha hihi

Chơi cho vui rồi sau đó làm hộc máu nha hihi

 

Màu sắc được sắp xếp trên một “bánh xe màu” liên tiếp gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, chàm, tím, sau đó trở lại màu đỏ và cứ thế. Chỉ màu sắc có thể được sắp xếp trong một vòng tròn, nó không hoạt động với các quan sát khác.

 

Khi bạn nhìn chằm chằm vào một màu nóng trong một lúc và sau đó nhìn đi chỗ khác, bạn sẽ thấy một hình ảnh sau (after – image) , một hình ảnh có màu đối diện hoặc phần bù (trên bánh xe màu), của bản gốc.

Ví dụ: nếu bạn nhìn chằm chằm vào một vật thể màu đỏ tím trong một phút, bạn sẽ thấy một hình ảnh sau được tạo thành từ màu xanh lá cây và màu xanh lam, vì màu xanh lá cây bổ sung cho màu tím và màu xanh dương bổ sung cho màu đỏ. Trong thời gian tiếp xúc kéo dài với một màu sáng, các thụ thể hình nón trên võng mạc nhận biết màu sắc trở nên suy giảm. Hình ảnh sau âm tính xảy ra trong quá trình phục hồi võng mạc giảm mẫn cảm. Màu sắc của hình ảnh sau không phải là màu vật chất; thay vào đó, nó có chất lượng kéo dài, kinh khủng và minh bạch. Bạn có thể mô tả nó như một màu etheric.

Phơi cỏ tranh để chuẩn bị đan cỏ tranh lợp mái

Phơi cỏ tranh để chuẩn bị đan cỏ tranh lợp mái

Ảnh hưởng của màu sắc đến tâm trạng đã được chứng minh hiệu quả trong các thí nghiệm khoa học như sau. Các đối tượng trong thí nghiệm này không biết mục đích của thí nghiệm là gì. Một nửa của nhóm được yêu cầu vẽ một bức tranh nhất định bằng sơn đỏ, trong khi nửa còn lại được yêu cầu vẽ cùng một bức tranh bằng sơn màu xanh dương.

Sau mười lăm phút vẽ, nhóm sử dụng sơn đỏ ồn ào hơn và bồn chồn hơn nhóm sử dụng sơn màu xanh. Thí nghiệm này cho thấy tâm trạng bị ảnh hưởng bởi những màu sắc này như thế nào.

 

Một thí nghiệm khác đã được thực hiện trong một nhà máy. Một căn phòng trong nhà máy được sơn màu bình thường và phòng còn lại với tông màu nhẹ nhàng, nhân văn. Chẳng bao lâu, công nhân trong phòng thứ hai đã đạt được tỷ lệ sản xuất cao hơn 15% và nghỉ ốm ít hơn 30% so với những người trong phòng đầu tiên.

Thầy cô và phụ huynh cùng các con đoàn kết làm nhà

Thầy cô và phụ huynh cùng các con đoàn kết làm nhà

 

Đặt một tờ giấy màu lên trên một mảnh giấy trắng. Nhìn chằm chằm vào tờ giấy màu trong một phút, sau đó gỡ nó ra và tiếp tục nhìn chằm chằm vào tờ giấy trắng. Bạn thấy màu gì bây giờ? Những phẩm chất nào bạn sẽ gán cho màu này, so với bảng màu? Thực hiện bài tập này cho mỗi màu của cầu vồng và tìm màu bổ sung hoặc đối lập của chúng.

 

Bài tập vẽ tranh: vẽ một cái gì đó với một màu. Sau nửa giờ, hãy xem bạn đang có tâm trạng như thế nào. Tốt hơn là thực hiện bài tập này với đối tác: hãy để một người thực hiện bức tranh trong khi người kia quan sát họa sĩ.