[12 Giác Quan] Phần 8: Giác quan về nhiệt độ

1. Giác quan về nhiệt độ hoạt rộng ra sao?

Bạn sử dụng giác quan về nhiệt độ để quan sát một vật hoặc môi trường xung quanh đang nóng hay lạnh. Giác quan về nhiệt độ được tạo thành từ các thụ thể cảm nhận sự nóng và lạnh nằm trong lớp hạ bì. Có nhiều thụ thể cảm nhận cái lạnh hơn là nóng. Cũng như xúc giác, mỗi phần trên da đều có thể cảm nhận nhiệt độ. Tuy nhiên cũng có một sự khác biệt. Khi một vật nào đó chạm vào bạn, bạn sẽ có cảm giác phần nào của cơ thể đang bị chạm. Giác quan về nhiệt độ thì lại được cảm nhận theo mối liên quan giữa nhiệt độ của chính bạn và phần cơ thể đang tiếp xúc với vật nóng hoặc lạnh.Nếu bạn bỏ ngón tay vào một xô nước, rồi bỏ ngón tay đó vào một xô nước nóng hơn 3 độ, bạn sẽ thấy hầu như không khác nhau gì cả. Bạn chỉ cảm nhận được sự khác biệt khi bạn cho cả bàn tay vào, hoặc hơn nữa là cho cả cánh tay vào thì sự khác biệt về nhiệt độ lúc này sẽ rõ ràng nhất.

Các bạn học sinh đi xe đến bưu điện trung tâm thành phố Q1 để gửi quà cho các bạn học sinh vùng sâu vùng xa

Các bạn học sinh đi xe đến bưu điện trung tâm thành phố Q1 để gửi quà cho các bạn học sinh vùng sâu vùng xa

Khi bề mặt tiếp xúc với phần nhiệt độ đang bị thay đổi càng lớn thì bạn sẽ càng ước lượng chính xác hơn về sự thay đổi này. Khi cho cả thân người vào bồn tắm, bạn thậm chí có thể cảm thấy sự khác biệt của 0.3 độ C. Khi nước tắm bị nguội đi một ít, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt lớn.

 

Hơi ấm và lạnh xâm nhập cơ thể bạn qua lớp da. Nếu bạn phơi một mảng lớn da ra chỗ ấm thì hơi ấm sẽ xâm nhập và bạn sẽ cảm thấy ấm hơn so với khi bạn chỉ phơi một phần da nhỏ ra. Nhờ vào xúc giác, bạn biết rằng thứ gì đó đang nằm ngoài cơ thể bạn. Tuy nhiên, khi cảm nhận nhiệt độ bên ngoài cơ thể, hơi lạnh và ấm sẽ xuyên vào bên trong bạn. Ngược lại, chúng ta không chỉ cảm nhận nhiệt độ của một vật bằng lớp ngoài của nó mà là từ toàn bộ vật đó, như thể nhiệt độ đang tỏa ra từ bên trong nó.

2. Giác quan này có ảnh hưởng thế nào tới bản thân bạn?

Giác quan về nhiệt độ của bạn có mối liên hệ gần gũi với nhiệt độ của cơ thể bạn. Nói cách khác, bạn không thể đo được nhiệt độ tuyệt đối, mà là nhiệt độ tương đối so với chính bạn. Cho một tay vào nước lạnh 10 độ trong 3 phút, và tay khác vào nước nóng 40 độ. Và rồi cho cả 2 tay vào nước 27 độ. Trong vài phút, nước có vẻ lạnh hơn đối với 1 tay và ấm hơn đối với tay khác. Cảm giác này từ từ sẽ mất dần khi cả hai tay lúc này đang cảm nhận cùng một nhiệt độ.

Phát khẩu trang cho các bạn để tuân thủ quy định phòng ngừa dịch bệnh Covid-19

Phát khẩu trang cho các bạn để tuân thủ quy định phòng ngừa dịch bệnh Covid-19

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn mạnh hơn các giác quan khác. Điều này xảy ra một phần là vì giác quan này bao phủ cả thân thể bạn. Một phần khác là vì hơi ấm và lạnh có thể làm cho cả người bạn cảm thấy thoải mái hoặc khó chịu. Cái lạnh làm bạn cảm thấy lạnh, và quá lạnh thì có thể làm bạn mất cảm giác hoặc thậm chí tê liệt. Hơi ấm có thể làm bạn cảm thấy nhiệt tình hơn, nhưng quá nóng thì lại có thể làm bạn thờ ơ. Chỉ có nhiệt độ bình thường mới không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

 

Bạn cũng nên quan tâm đến hơi ấm và lạnh cho cuộc sống trong xã hội hiện tại. Nếu bạn muốn làm quen với ai đó, hãy tỏa ra hơi ấm cho họ. Bạn có thể mong đối phương sẽ dùng hơi ấm để đáp lại. Nhưng khi bạn quá lạnh nhạt, bạn sẽ bị từ chối. Bạn cần phải cảm nhận được sự ấm áp từ những người đồng loại xung quanh, bằng không thì bạn sẽ không thể sống trong một cộng đồng. Thế nên người ta hay nói là: Bị bỏ lại một cách lạnh nhạt. (to be left out in the cold)

Xếp hàng trật tự chờ lấy tem và hướng dẫn

Xếp hàng trật tự chờ lấy tem và hướng dẫn

3. Các bài tập để rèn luyện giác quan về nhiệt độ

 

Lấy ba cái tô rồi đổ nước ở 10, 27, 40 độ C vào từng cái. Giữ một tay trong nước ở 10 độ và tay khác trong nước ở 40 độ trong 3 phút. Sau đó cho cả hai tay vào tô có nước ở 27 độ trong vài phút. Miêu tả lại quan sát của bạn.

 

Cho nước có nhiệt độ khác nhau khoảng 3 độ C vào hai cái xô. Cho một ngón tay vào một xô trong 3 phút, rồi rút ra cho vào xô khác. Lặp lại nhưng lần này cho cả bàn tay, hoặc nếu có thể thì cả cánh tay. Phải duy trì nhiệt độ của nước trong hai xô (dùng nhiệt kế để kiểm tra). Miêu tả lại quan sát của bạn.

Viết địa chỉ và lời nhắn nhủ cho các bạn học sinh vùng sâu vùng xa

Viết địa chỉ và lời nhắn nhủ cho các bạn học sinh vùng sâu vùng xa

Đo nhiệt độ trên bề mặt của một con thú, ví dụ như một con bò, bằng cách đặt tay bạn lên các phần khác nhau của nó (hông, chân, đầu, sừng, mũi, v.v…) Phần nào ấm hơn và phần nào thì lạnh hơn? Nhớ lại những tình huống mà bạn thấy không khí giữa mọi người thật ấm áp và những tình huống mà bạn thấy không khí giữa mọi người trông lạnh lẽo. Thảo luận điều này với nhóm của bạn. Bạn có thấy một mẫu chung nào không?