[12 Giác Quan] Phần 9: Giác quan về âm thanh

Giác quan âm thanh là gì?

Hai tai của bạn nhận âm thanh từ chính bản thân bạn và cả từ những thứ khác, như là người hoặc thú. Không như đôi mắt, đôi tai nằm ở hai bên đầu. Đôi tai sẽ tiếp nhận âm thanh từ tất cả mọi phía xung quanh, bạn không cần phải hướng tai về phía nguồn phát ra âm thanh ấy. Bạn không thể đóng tai của mình lại được, vì vậy mà bạn kết nối với thế giới của âm thanh trong suốt quá trình bạn thức giấc trong ngày. Bạn không có cách nào khác ngoài việc phải nghe chúng liên tục.

Bo va con cung nhau tan huong nhung giay phut vui ve ben nhau

Bố và các con cùng nhau tận hưởng những giây phút vui vẻ bên nhau

Lắng nghe – nghe một cách có ý thức – đòi hỏi bạn phải im lặng. Bạn phải giữ cho mình yên lặng một chỗ và ngồi xuống ghế. Lắng nghe là một hoạt động xã hội có trọng tâm vào những người khác. Đã mấy bạn bạn nghe thầy giáo bảo: “Ngồi yên và lắng nghe cho kỹ”?

 

Các con thú có thể xoay tai của chúng về nguồn phát ra âm thanh. Con người thì lại không có khả năng “nhìn” với đôi tai như loài thú. Các con thú có thể nghe thấy tiếng động, nhưng chúng không thể lắng nghe vì chúng không thể thoát khỏi bản năng và trở nên yên lặng được. Cơ quan thính giác có thể chia ra thành ba phần (xem hình). Tai ngoài, bao gồm vành tai và ống tai, sẽ tiếp thu âm thanh. Màng nhĩ thì nằm ở cuối ống tai. Tai giữa sẽ mang âm thanh đi xa hơn. Nó được cấu tạo từ hòm nhĩ, nơi chứa ba xương tai nhỏ và vòi tai, làm nhiệm vụ kết nối hòm nhĩ và cổ họng. Vòi tai sẽ luôn mở ra khi bạn nuốt một thứ gì đó để duy trì áp suất giữa hai mặt của hòm nhĩ. Các xương tai nhỏ sẽ thu các rung động của luồng khí và chuyển chúng từ hòm nhĩ vào tai trong.

Chu thich cau truc ben trong tai

Cấu trúc bên trong tai

(Chú thích hình)

malleus or hammer: nhĩ chùy (búa)

anvil or incus: xương tai nhỏ

stapes or incus

(=> 3 cái trên có thể gọi chung là ‘xương tai nhỏ’ – ND)

tympanum: hòm nhĩ

three semicircular canals: ba ống bán khuyên màng

cochlea: ốc tai

Eustachian tube: vòi tai

vestibule and the sacculus (above) and the utriculus (below): tiền đình và túi nhỏ (bên trên) và túi bầu dục (bên dưới)

eardrums: màng nhĩ

external ear canal: ống tai ngoài

concha (relatively too small): vành tai (rất nhỏ)

 

Tai trong nằm ở xương thái dương (Xương thái dương không liên quan đến thái dương trên mặt. Cũng không hiểu sao có cái tên này – ND) và có cấu tạo như một mê cung, gồm một cái hốc chứa chất lỏng được tạo thành bởi tiền đình, ốc tai, và ba ống bán khuyên dùng để duy trì sự thăng bằng. Ốc tai mới chính là cơ quan thính giác, nơi các rung động của các luồng khí sẽ được biến đổi trở lại thành âm thanh. Loại âm thanh đầu tiên khá phổ biến, là các âm thanh hằng ngày như tiếng lá xào xạc, tiếng gió lùa quanh nhà, tiếng nước róc rách và tất cả âm thanh cơ khi như xe hơi, cửa, v.v.. Loại thứ hai là âm thanh từ âm nhạc, được tạo từ các tiếng động và giọng hát. Loại âm thanh thứ ba là tiếng nói của con người.

Cách hoạt động của giác quan âm thanh

Bạn có thể quan sát thấy 3 phần của bất kỳ tiếng động nào, dù nó thuộc loại nào đi nữa: Âm lượng, Cao độ và Âm sắc. Bạn cũng có thể quan sát được khoảng cách của nguồn phát âm thanh, vì hai tai bạn sẽ không nghe thấy chúng cùng một lúc. Tai thứ hai sẽ nghe thấy sau khoảng 0.001 giây, vì vậy mà bạn có thể ước lượng nơi nào đang phát ra âm thanh. Đánh giá khoảng cách và hướng phát ra âm thanh một cách chính xác chỉ là vấn đề về mặt kinh nghiệm.

 

Khả năng nghe sẽ kém dần khi ta già, nhưng để bù đắp lại thì chúng ta được sinh ra với một khả năng nghe rất phong phú. Trẻ em có thể nghe trong phạm vi 11 quãng tám, và thậm chí khi già thì bạn vẫn có thể nghe trong phạm vi 10 quãng tám.

 

Khi nhìn một vật thể, bạn sẽ nắm được bên ngoài nó có gì. Khi nghe tiếng của nó, bạn sẽ nắm được bên trong nó có gì. Ví dụ như, rất khó để phân biệt một tấm thủy tinh và một miếng plastic nếu như bạn chỉ được nhìn chúng. Nhưng khi bạn gõ tay lên chúng, âm thanh sẽ giúp bạn phân biệt ngay lập tức. Bạn cũng có thể nghe được tiếng dĩa hay một cái chuông bị bể, ngay cả khi bạn không thấy chúng. Lắng nghe một người cũng có thể tiết lộ cho ta biết về những ẩn khuất bên trong họ. Họ có thể tỏ ra thông minh, nhưng nếu như họ cảm thấy bất an ở bên trong thì nó sẽ được phản ánh trong giọng nói ngay lập tức. Ngữ điệu sẽ phản bội khi họ cảm thấy buồn, vui hoặc thích thú.

Bien xanh nang vang cac gia dinh cung nhau choi dua duoi bien

Biển xanh nắng vàng các gia đình cùng nhau chơi đùa dưới biển

Sự cộng hưởng âm thanh từ các vật thể luôn được tổng hợp từ những thành phần của chúng, như là chất liệu và hình dạng. Để tạo được âm thanh vang lên, vật thể đó phải rắn chắc và được đặt tự do. Một chiếc chuông đồng được treo tự do sẽ phát ra âm thanh, nhưng khi nó được đặt trên mặt đất thì sẽ phát ra tiếng giống như đất sét: nó không thể tạo ra âm thanh được. Âm thanh được coi như là một hiện tượng siêu nhiên (phi vật chất)

Chúng ta có một nhận thức rất đẹp về âm nhạc và âm thanh, và chúng ta cũng có thể cảm thấy mối liên hệ mật thiết giữa tông giọng và giai điệu. Các tông cao thường được xem là thanh thoát,, nhẹ nhàng, sắc bén và khác biệt, trong khi các tông thấp được xem như u tối, đầy đủ, ấm áp, vĩ đại và ít khác biệt.

Điều thú vị cuối cùng là mối liên hệ giữa nghe và nhìn. Khi bạn nhìn một thứ gì đó, bạn có thể nghe thấy tốt hơn. Nó không chỉ đúng trong lời nói mà còn cho cả âm nhạc. Nếu bạn đang lắng nghe một dàn nhạc giao hưởng và chú ý nhìn vào cây kèn oboe, bạn có thể nghe thấy nó rõ hơn các nhạc cụ khác. Nếu bạn tập trung sang nhìn cây clarinet, thì lúc này bạn lại nghe nó rõ hơn, v.v…

Bài tập

 

Đứng ở đâu đó, trong hoặc ngoài nhà và miêu tả tất cả âm thanh bạn nghe thấy. Những cảm xúc mà âm thanh mang lại là gì? Bạn có thể tập bài này với hai mắt đang mở hoặc bị bịt lại. Điều đó có làm bạn cảm thấy khác nhau không?

 

Bài tập kế dành cho hai người, một trong hai bị bịt mắt. Đứng cách nhau 5m. Người không bị bịt mắt phải nói thì thầm một thứ gì đó, phát âm rõ ràng, và người bịt mắt phải lặp lại những lời này. Sau đó thì tháo bịt mắt ra để người đó có thể thấy người kia. Một lần nữa, người nghe phải lập lại những gì người kia đang thì thầm. Kết quả như thế nào? Trải nghiệm của người nghe là gì?

Ba cham lo cho cac bua an cua cac chau

Bà chăm lo cho bữa ăn của các cháu

Bài tập này dành cho một nhóm. Một người ngồi phía sau một tấm màn che, sao cho những người khác không thấy được. Người này sẽ tạo ra âm thanh từ các vật khác nhau. Ví dụ như: dùng muỗng bạc, chì, sắt hay gỗ để gõ lên một vật khác như cái đĩa, cái đĩa bị vỡ, cái ly thủy tinh, ly sứ, ly nhựa, một cái chuông treo tự do, một cái chuông đặt trên bàn, một cái chuông nhỏ, v.v… Nhóm người còn lại phải đoán xem đó là vật gì bằng cách nghe tiếng phát ra.