6 bài tập rèn luyện sự chánh niệm theo phong cách Steiner – Bài tập số 6: Tâm hồn hài hòa – tạo ra sự cân bằng
Tâm hồn hài hòa – tạo ra sự cân bằng
1. Cách làm
Thực hành năm bài tập trước theo từng bài và kết hợp với nhau, từ đó sự hài hòa giữa tư duy, tình cảm và ý chí sẽ khởi sinh.
2. Hướng dẫn chi tiết
Các bài tập trước nhằm mục đích phát triển từng phẩm chất tâm hồn riêng như:
- kiểm soát suy nghĩ và ý chí
- quân bình với cảm xúc của yêu và buồn khổ
- sự tích cực trong việc đánh giá thế giới và sự mở tâm đối với cuộc sống.
Bài tập này được thiết kế để đảm bảo sự hài hòa giữa những phẩm chất này.
Một vài người có xu hướng tư duy mạnh mẽ (thinking), những người khác phát triển phần tình cảm trội hơn (feeling), một số khác lại rất mạnh khi hành động (willing). Qua việc thực hành năm bài tập phối hợp và tùy theo nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân, sự hài hòa sẽ được hình thành giữa 3 phần của tâm hồn. Bạn có thể thực hành kết hợp các bài tập trong một thời gian, nhưng bạn cũng có thể chọn một bài thực hành cụ thể mà bạn cần trong một giai đoạn nhất định của cuộc đời.
Sẽ có lúc bạn thấy nhiều bài tập cần thực hành quá. Khi đó, hãy nghĩ rằng có kiên trì thực hành và học hỏi thì mới phát triển, không thực hành thì không phát triển. Các bài tập sẽ trở nên dễ dàng hơn vì ban đầu bạn đã thực hành từng bài một rồi; bạn có thể thực hành ở mức độ phù hợp với mình. Bạn đã thu thập kinh nghiệm, kỹ năng và xây dựng nguồn lực giúp việc thực hành dễ dàng hơn khi tiếp tục. Bạn đã trở nên chú ý hơn đến tâm hồn của mình; bạn đã cải thiện những điểm yếu và hạn chế của mình; bạn đã phản ứng quân bình hơn trước. Bằng cách thực hành bài tập này, bạn sẽ cải thiện nhiều hơn nữa.
Sau khi bạn thực hiện tất cả các bài tập, bạn có thể dừng lại một lúc và sau đó bắt đầu lại hoặc chỉ thực hiện các bài tập chưa thực hành được. Bằng cách này, các bài thực hành cơ bản trên có thể giúp bạn phát triển bản thân liên tục.
Bài viết liên quan:
Vớ...
Rud...
Chu...
Mố...
Giờ...
Ta ...