[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 2: Đôi lời giới thiệu
Đôi lời giới thiệu
Có lẽ ta cũng không cảm thấy lạ lẫm khi nghe một ai đó được khen bằng từ “chất lừ”. Trong tiếng Đức thì người ta sẽ dùng từ:
temperamentvoll: sôi nổi, hoạt bát, “đầy khí chất”.
Và tất cả chúng ta đều có cảm giác rằng mình hiểu điều đó có nghĩa là gì. Khi mà chúng ta muốn thể hiện điều ngược lại, ta có thể nói, “Cô ta thật là tĩnh như nước!” Cái ý đầu tiên thể hiện cùng một lúc sự ngạc nhiên, sự thừa nhận và cả sự ngưỡng mộ, trong khi ý thứ hai gợi lên một trong số bốn khí chất cổ điển, vốn thường hay bị hiểu nhầm và phóng đại lên, mà chúng ta sẽ khám phá sau. Vì vậy mà ngay tại đây, chúng ta chỉ thấy được một mặt của vấn đề: Một người hoặc là có khí chất hoặc là chả có khí chất gì cả.
Bốn khí chất cổ điển – tính khí (sanguine – lạc quan, hoạt bát), tính đất (melancholic – ưu tư, sầu muộn), tính nước (phlegmatic – điềm tĩnh, thản nhiên) và tính lửa (choleric – nóng nảy, dễ giận) – đã được nhận biết đầu tiên bởi người thầy thuốc Hippocrates (460 – 377 TCN), người đã điều trị cho các khí chất này dựa trên cơ sở của ngành bệnh lý dịch thể (humoral pathology). Ông ta cũng đã xây dựng nên các liên kết về mặt y khoa đến bốn nguyên tố của Empedocles (490 – 430 TCN): lửa, khí, nước, đất. Cuối cùng, chính Aristotle là người đã khai triển chủ đề này ra và thêm vào đó bốn đặc tính: ấm áp, lạnh lẽo, khô khốc, ẩm ướt. Trong thời kỳ xa xưa, những liên kết này mang những ý nghĩa chủ yếu liên quan đến lĩnh vực y học.
Trong giai đoạn cuối của thời Trung Cổ, chính người thầy của Dante, Brunetto Latini, cùng những người khác, và rồi trong thế kỷ 18/19, Immanuel Kant và nhà thơ Novalis là những người một lần nữa lại đề cập đến chủ đề này và xem nó có một ý nghĩa sâu sắc. Nhưng phải đến mùa động của năm 1798/99 thì nhà thơ Goethe và Schiller mới thành công trong việc khám phá ra một cách tiếp cận thực tiễn đầu tiên và ghi chép nó lại theo hình dạng của một “đóa hồng khí chất” đầy màu sắc, mà nó vẫn còn giúp ích rất nhiều trong việc thực hành công việc tự giáo dục hay trong việc thấu hiểu những người khác.
Vào năm 1919, với sự thành lập của trường Waldorf, Rudolf Steiner đã bước một bước xa hơn: sử dụng lý thuyết về các khí chất để đem lại lợi ích trong việc giáo dục. Bằng cách này, ông ta đã áp dụng những thuật ngữ quen thuộc của Hippocrates, nhưng không bao gồm những phần lý thuyết hài hước. Thay vào đó, ông ta đã tạo ra một cơ sở tri thức hoàn toàn mới và bao quát rộng hơn rất nhiều thông qua những nghiên cứu và kết luận của ông trong lĩnh vực khoa học tâm linh, và đã dẫn đến vô số những đường hướng mới trong việc áp dụng lý thuyết về khí chất vào trong thực tiễn hàng ngày, cũng như trong việc nhận biết và thấu hiểu được những người bạn quanh ta và thế giới này. Một trong những mục tiêu khi tôi viết cuốn sách này là nhằm minh họa cho việc đó.
Trong vòng gần một trăm năm, những chỉ dẫn của Rudolf Steiner đã được sử dụng và thử nghiệm tại các trường Waldorf trên khắp thế giới. Và bây giờ, sau khi nhiều đồng nghiệp của tôi đã công bố những trải nghiệm của họ (nhất là Peter Lipps với tác phẩm bao quát của mình – Các Khí Chất và Giáo Dục – Temperaments and Education), thì nhiệm vụ của tôi – thông qua cách miêu tả chi tiết gấp bốn lần kèm theo những “màu sắc từ các khí chất” – là kích thích bạn đọc đi vào bên trong từng khí chất để hiểu nó một cách chủ động, và rồi học cách tương tác với nó. Nhằm giúp cho bạn đọc trải nghiệm nhiều đoạn văn bản khác theo theo phong cách đặc trưng của từng khí chất, tôi đã sử dụng bốn loại dấu chấm câu khác nhau.
Sự thật là bên trong mỗi con người chúng ta, cả bốn khí chất ấy đều tồn tại và nó nhắc nhở chúng ta phải thực sự nhìn vào bên trong chính mình và khám phá cả bốn khí chất ấy. Hiển nhiên là một hoặc hai, hay đôi lúc là ba, khí chất có thể tồn tại trong ta một cách mạnh mẽ, rằng chúng được trộn lẫn vào nhau, rằng chúng đại diện cho các thói quen vốn có của ta, rằng chúng là một phần của bản chất trong ta, nhưng được điểm sắc bởi cá nhân từng người chúng ta và rồi ta có thể trở nên khác biệt so với những người khác. Và bởi vì không thể nào tồn tại hai người giống nhau như đúc, tôi mong rằng những lời giải thích của tôi sẽ giúp các bạn xua tan và xóa bỏ đi tất cả mọi khuôn mẫu về những thứ này.
Ngay từ lúc bắt đầu, chúng ta nên dẫn giải các cụm từ như là “tính lửa”, “tính nước”, và các tính khác. Việc dùng các khí chất để mô tả tính cách của con người theo cách này đã trở thành thông dụng, dù tất cả chúng ta đều sở hữu cả bốn khuynh hướng đó. Vì vậy mà sẽ chính xác hơn khi ta nhận xét theo kiểu: “Đứa bé, hay là người nào đó, mang tính lửa (hoặc tính nước, v.v…) thì thường đặc biệt nổi trội, thu hút sự chú ý của người khác hoặc là chiếm ưu thế trong tập thể … “ Nhưng như thế thì trông có vẻ cồng kềnh cho cả tác giả và bạn đọc. Vì vậy, mong các độc giả hiểu cho tôi rằng, để đơn giản hóa vấn đề cũng như nhằm giúp câu văn được trôi chảy, tôi sẽ chỉ ghi ngắn gọn là “tính lửa”, “tính khí”, v.v… nhưng những từ đó sẽ mang nghĩa ám chỉ con người mà cái khí chất đó được thể hiện mạnh mẽ hơn ba cái còn lại.
Những tác phẩm của Rudolf Steiner là nền tảng cho tất cả các khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu bản thể của con người trong việc thấu hiểu ý nghĩa của các khí chất và ứng phó với chúng trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi thực hiện quan sát ban đầu về vài hiện tượng nhất định, tôi sẽ giải thích một vài khái niệm cơ bản về góc nhìn của ông về con người. Và đối với những bạn đọc có kiến thức về cách nhìn con người này, sẽ có những tình huống bất ngờ xuất hiện để các bạn được bản thân, thấy được học trò và những người khác nữa – và trên hết là khí chất của chúng ta – theo một góc nhìn khác và hiểu được chúng sâu hơn nữa.
Tôi hy vọng rằng, khi chúng ta cùng tiến bước trên con đường này, ta sẽ dần thấy rõ ràng rằng điều quan trọng khi ta muốn chuyển từ cách ứng phó với một khí chất này sang một khí chất khác sẽ phụ thuộc vào tính linh hoạt và mềm dẻo bên trong chúng ta. Mong rằng chúng ta sẽ thành công trong việc đạt được một sự thấu hiểu mới và sau cùng là ta thậm chí có thể yêu thương được hết tất cả chúng! Thông qua việc quan sát các khí chất, chúng ta sẽ chỉ có thể gặp gỡ một phần nào đó của một người, nhưng mà là một phần rất quan trọng.
Và đến đây, tôi xin chân thành cám ơn một số người bạn mà nếu như không có sự giúp đỡ của họ, cuốn sách này có thể sẽ không hoàn thành. Bạn tôi, Rolf Speckner, là người đầu tiên xem tất cả các văn bản của tôi và đóng góp một cách nghiêm túc, ghi chú những đoạn cần được thay đổi. Bà Masayo Toriyama, người làm nhiệm vụ chỉnh sửa và dịch sang tiếng mẹ đẻ của bà cho phiên bản tiếng Nhật, thường đặt ra những câu hỏi hấp dẫn hơn nữa và sau đó chúng cũng có những ý nghĩa nhất định cho các phiên bản tiếng Đức tiếp theo. Tôi rất biết ơn Stefan Leber vì đã đọc bản thảo của tôi và rồi giới thiệu cho nhà xuất bản Verlag Freies Geistesleben. Theo lời gợi ý của anh, Walter Riethmüller từ tổ chức giáo dục Waldorf Freie Hochschule ở Stuttgart đã kiểm qua các văn bản và đưa ra những đề xuất mà tôi cảm thấy rất biết ơn chúng. Anh ấy cùng với Martin Lintz của nhà xuất bản Verlag Freies Geistesleben, người đã biên tập quyển sách đầu tiên của tôi (Người Giáo Viên đứng lớp tại trường Waldorf – The Class Teacher at the Waldorf School), may mắn thay đã thấy rằng cuối cùng mọi thứ cũng đã sẵn sàng cho việc xuất bản.
Đặc biệt, tôi muốn nói lời cảm ơn đến các nhà xuất bản tại Mỹ, Viên Nghiên Cứu Giáo Dục Waldorf, đã hết lòng giúp đỡ cho việc xuất bản quyển sách này, và một lời cảm ơn sâu sắc hơn nữa đến cô vợ người Mỹ thân yêu của tôi, Cynthia, người rất thường xuyên lắng nghe những bài giảng của tôi về các khí chất và do đó đã có thể dịch tất cả mọi chi tiết một cách chính xác sang tiếng mẹ đẻ của mình.
– Helmut Eller
Hamburg, Mùa Thu – 2016
Bài viết liên quan:
Vớ...
Rud...
Chu...
Mố...
Giờ...
Ta ...