[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 1: Lời nói đầu

Lời nói đầu

 

Một thập kỷ sau khi bài nghiên cứu toàn diện của Peter Lipps được xuất bản, Các Khí Chất và Giáo Dục: Chân dung các Bài Học tại Trường Waldorf – A Portrayal for Lessons at the Waldorf School, có lẽ là sẽ hơi mạo hiểm cho bất kỳ tác giả nào dám xuất bản ra một quyển sách với cùng chủ đề. Nhưng vai trò trung tâm trong giáo dục Waldorf dựa trên câu hỏi về các khí chất và về việc giảng dạy dựa theo các khí chất ấy đã minh chứng cho quyết định của tác giả. Điều này đặc biệt chính xác bởi vì, trong suốt hàng dài nhiều thập kỷ công tác trong vị trí giáo viên tại trường Hamburg Waldorf, tác giả Helmut Eller đã có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc đương đầu với các khía cạnh khác nhau của các khí chất trong các cuộc gặp với nhiều người lớn và trẻ nhỏ.

Và ông ta lại tiếp tục đào sâu nghiên cứu của mình qua các bài giảng tại trường đại học Hamburg, với vai trò là một người hướng dẫn trong các lớp đào tạo giáo viên Waldorf và trong vô số những bài giảng và khóa học tại Đức và cả các nước khác. Những mô tả sống động của ông sẽ gây cảm hứng cho trí tưởng tượng của các giáo viên và chắp cánh khi họ chuẩn bị bài giảng của mình. Những mô tả của ông cũng có thể khuyến khích bất kỳ người trưởng thành nào tin tưởng vào công việc dạy học và rồi phiêu lưu trên con đường tự giáo dục đi vào trong địa hạt tâm linh của họ với sắc thái từ những khí chất.

Sân trường Lá lúc mới thành lập, còn rất hoang sơ và thiên nhiên

Sân trường Lá lúc mới thành lập, còn rất hoang sơ và thiên nhiên


Và điều cuối cùng chính là một khía cạnh đặc biệt quan trọng cho những nhà giáo dục: Giáo dục đầu tiên và trên hết chính là xây dựng mối quan hệ, và câu hỏi liệu một người có thể hiểu được một đứa bé không, chỉ được trả lời nếu như người đó hiểu được bản thân mình. Bởi vì thứ thật sự gây ảnh hưởng lên một mối quan hệ trong việc giảng dạy không phải đi từ việc ta biết gì, ta định làm gì hay muốn gì, nhưng mà là việc ta là cái gì, và với những gì ta có thể mong đợi khi gặp được bọn trẻ. Khi nối kết những nghiên cứu về khí chất của trẻ em, những nhà nghiên cứu đến từ Bắc Mỹ như Alexander Thomas, Stella Chess và những người khác đã xác định về việc thái độ của giáo viên đã gây ảnh hưởng như thế nào khi họ ý thức được rằng những khí chất đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá bọn trẻ: Ta có thể định lượng được những khả năng đã được tái phục hồi trong bọn trẻ.

 

Nhà tâm lý học người Thụy Điển, Marcel R. Zentner, đã lưu ý rằng: “Thật quan trọng khi các giáo viên học được cách nhận ra những khí chất khác nhau trong các học trò của mình, để rồi họ có thể phát triển các hình thức dạy học phù hợp cũng như giải quyết các vấn đề của chúng và tránh được những phán xét sai trái mà có thể gây ra hậu quả trong trường hợp mà cái khí chất ấy chưa được xét đến.” (Tái khám phá các Khí Chất. Giới thiệu nghiên cứu về các khí chất của trẻ em – The Rediscovery of the Temperaments. An Introduction to Research into Children’s Temperaments, Frankfurt, 1998, trang 124)

Đây chính xác là con đường mà người sáng lập ra giáo dục Waldorf, Rudolf Steiner, đã chọn. Vào ngày đầu tiên của khóa học chuẩn bị dành cho những giáo viên của trường Waldorf đầu tiên diễn ra vào ngày 21 tháng 8 năm 1919, ông đã nói về cách thức sử dụng một mối quan hệ hữu ích mà ta có thể xây dựng với bọn trẻ. Ông ta gọi nó là “công việc quan trọng nhất của các nhà giáo dục và giáo viên”, và đó chính là việc thực sự hiểu được bốn khí chất. (Sau đó, ông ta tiếp tục phát triển các góc nhìn sâu hơn liên quan đến những kiến thức năng động và được cá thể hóa về con người). Trong một loạt nhiều quan sát, ông ta đã kêu gọi chúng ta chú ý đến các khí chất từ góc nhìn của nhân trí học, trái ngược lại với lý thuyết cổ điển về các khí chất.

Những trò chơi ngày xưa đều là do ba mẹ phụ huynh tại Lá làm

Những trò chơi ngày xưa đều là do ba mẹ phụ huynh tại Lá làm

Và từ những góc nhìn này, ông phát triển các phương pháp và hướng dẫn cho những cách giải quyết mang lại hiệu quả và lợi ích cho cá nhân từng trẻ khi phải giảng dạy cho một lớp nhiều bé bằng cách áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nói cách khác, ông đã giới thiệu nhiều cách để cá nhân hóa trong việc giảng dạy bằng cách xét đến khí chất của từng bé. Đây là một góc nhìn cực kỳ quan trọng và – bất chấp những lời chê bai được đưa ra hết lần này đến lần khác chỉ trích về mối nguy hại của việc rập khuôn từ kết quả của việc giáo dục theo khí chất – điều này thực sự đã chứng minh cho sự thật rằng việc chú ý đến các ý chất, được áp dụng trong cả khi sắp xếp chỗ ngồi trong lớp, vẫn đóng một vai trò quan trọng trong trường học Waldorf.

 

Đó chính là cái nhìn được cá nhân hóa đã tạo ra tất cả những sự khác biệt này: một nền sư phạm như giáo dục Waldorf chỉ có thể được phát triển khi mà mối quan hệ giữa đứa bé và thầy cô giáo liên tục được xem xét, làm rõ và tạo mới: nói ngắn gọn là, chỉ khi nào nó vẫn còn sống.

 

Trong những thời đại ngày nay của chúng ta, khi mà những tiêu chuẩn giáo dục được tập trung hóa, những bài kiểm tra cuối cấp hay những thứ tương tự đang được ưa chuộng hơn bất kỳ quá trình học tập của cá nhân nào. Điều đặc biệt quan trọng là ta phải hết lần này đến lần khác kêu gọi sự chú ý đến nguyên lý cơ bản này của giáo dục Waldorf. Vì lý do ấy mà chúng tôi hy vọng rằng quyển sách của tác giả Helmut Eller này sẽ mở mang tầm mắt cho các bạn về vấn đề này, cũng như khơi dậy mong ước luôn cư xử với tất cả trẻ em dựa trên những tính cách cá nhân của chúng, bao gồm những phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu của chúng nhất.

– Walter Riethmüller
Stuttgart, Tháng 8 – 2007