[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 23: Tại sao 1 khí chất nào đó, hoặc là 2 khí chất kết hợp lại với nhau, lại có vẻ vượt trội đặc biệt vậy?

Chúng ta vẫn tự hỏi bản thân điều này: Tại sao cái khí chất này hay khí chất kia, hoặc là một hai khí chất kết hợp lại với nhau, lại có vẻ vượt trội đặc biệt vậy? Liệu rằng đó có phải là do di truyền, hay có lẽ thậm chí là do cách chúng ta được nuôi nấng?

 

Nếu như ai đó có thể kế thừa khí chất từ cha hoặc mẹ họ, tất cả những em bé trong một gia đình vĩ đại sẽ có khí chất tương tự nhau. Nhưng thực ra tình huống ngược lại sẽ thường xảy ra hơn: Chúng ta sẽ thường thấy tất cả các khí chất và các kiểu kết hợp của chúng sẽ xuất hiện ở đó hơn! Với lý do tương tự, quá trình dạy dỗ cũng không phải là nguyên nhân: Các bé là anh chị em ruột thường phát triển bản thân quá khác biệt nhau.

 

Rudolf Steiner đã cho chúng ta một ý tưởng để ta có thể giải được câu hỏi rắc rối này: Trước khi chào đời, cái tính cá nhân vĩnh hằng đã hợp nhất phần bản ngã và thể cảm xúc với những phần được ban tặng và gửi gắm cho chúng ta từ cha mẹ thông qua di truyền. Vậy chúng ta kế thừa cái gì từ cha mẹ của ta? Chính là thể xác, thể phách và một vài đặc trưng cảm xúc. Tất cả những thứ còn lại là từ chính chúng ta, chính cái tính cá nhân độc nhất của chúng ta với những khả năng của tâm linh và trí tuệ!

Mối liên hệ giữa Di truyền, Khí chất và tính cá nhân

Mối liên hệ giữa Di truyền, Khí chất và tính cá nhân

Thật dễ dàng để ta thấy được rằng những sức mạnh tâm linh và trí tuệ này không dễ dàng gì để có thể hòa hợp được với những thứ mà chúng ta kế thừa từ cha mẹ. Bởi vì các sức mạnh khác nhau phải được hòa quyện vào nhau: Bản chất mang tính cá nhân nhất trong con người chúng ta sẽ gặp gỡ những thứ được ban tặng từ cha mẹ của chúng ta và rồi sẽ phải hợp nhất và hòa hợp với nó. Từ khí chất có một nghĩa là “hỗn hợp” (trong tiếng Anh – ND), vì vậy mà chúng ta có thể nói rằng khí chất chủ đạo trong con người chúng ta đang ít nhiều đại diện cho phần kết quả sau cùng của sự trộn lẫn từ các sức mạnh khác nhau bên trong chúng ta. Chúng ta cũng có thể xem quá trình này như khi một người họa sĩ có một số màu chủ đạo trên bảng màu và rồi dùng chúng để trộn ra một màu hoàn toàn mới với các sắc thái bất ngờ trước khi họa chúng lên trên khung vẽ và tạo ra một bức tranh.

 

Chúng ta vừa thấy rằng: Một người không thể nào giống hệt một người khác, thậm chí khi cả hai có cùng một khí chất chủ đạo. Bây giờ thì chúng ta có thể hiểu được tại sao tính cá nhân của chúng ta, với sức mạnh của nó, đã đón lấy những thứ được di truyền từ cha mẹ của ta, tô vẽ theo như ý của nó, và kết quả của hỗn hợp đó chính là cái mà chúng ta gọi là khí chất.

 

Vì thế, khí chất của chúng ta được hình thành ở chính giữa, một bên là những xung lực mà chính tính cá nhân của chúng ta đem vào trong cuộc sống này, và một bên là những gì ta được di truyền. Vì vậy không ai khác ngoài chính mỗi chúng ta sẽ là người mong ước được làm chủ cuộc đời này của mình với sắc thái khí chất đặc biệt và cá nhân này. Sẽ thật là bất công cho một ai đó nếu như chúng ta cứ khư khư suy nghĩ hay thể hiện ý kiến rằng họ thật là bất hạnh bởi vì có một khí chất nào đó của họ đang vượt trội so với các khí chất khác. Điều này không gì khác hơn là một sự xúc phạm đến tự do cá nhân của họ.

Đu dây trò chơi yêu thích của các con tại Lá

Đu dây trò chơi yêu thích của các con tại Lá

Khí chất của một người không thể nào tạo thành một con người hoàn chỉnh được! Nếu như chúng ta để ý đến khí chất của một người, chúng ta sẽ thấy rằng còn rất lâu để ta có thể nắm bắt hoàn toàn và thấu hiểu được nhân phẩm và tính cách của họ. Còn về những phần bản thể của họ mà chúng ta vừa làm quen với các kết nối đến các khí chất, chúng chỉ được ví như những “cái áo” hay lớp vỏ bề ngoài bao bọc lấy tính cách của họ. Nhưng chính những lớp vỏ và khí chất này sẽ giúp ta có thể bắt đầu cảm nhận và hiểu được bí ẩn về tính cách của họ, nếu như chúng ta thực hiện nó thông qua một cảm xúc sâu sắc: chính là tình yêu.

 

Vào cuối một bài giảng về sự huyền bí của các khí chất, Rudolf Steiner đã phát biểu như sau: “Chúng ta học được cách để hiểu cá nhân con người qua từng khía cạnh khi mà chúng ta nhận thức người đó dưới ánh sáng của khoa học tâm linh. Chúng ta thậm chí sẽ học để nhận thức trẻ em theo cách này. Chúng ta từng chút một học cách tôn trọng, cách nâng niu những tính cách đặc biệt, những phẩm chất bí ẩn trong cá nhân từng bé, và chúng ta cũng học cách làm thế nào để chúng ta đối xử với chúng trong cuộc sống này bởi vì khoa học tâm linh không cho ta những định hướng tổng quát và mang tính lý thuyết đơn thuần. Nó sẽ dẫn dắt chúng ta xây dựng mối quan hệ với trẻ và giúp chúng ta giải câu đố vốn đang nằm chờ ở đó.”

Ăn chơi không sợ mưa rơi

Ăn chơi không sợ mưa rơi

“Các giải pháp này bao gồm việc yêu thương chúng như thể chúng ta yêu chúng không chỉ đơn thuần bằng trí óc. Chúng ta phải để cho chúng tác động lên toàn thể con người ta. Chúng ta phải để cho những nhận thức sâu sắc về khoa học tâm linh chắp cánh cho cảm xúc, cho tình yêu của chúng ta. Đó chính là mảnh đất duy nhất thích hợp cho việc sản sinh ra tình yêu con người chân chính, hữu ích và đích thực. Và đây cũng là nền tảng để từ đó chúng ta có thể khám phá ra những hạt nhân sâu kín quan trọng nhất bên trong từng cá nhân mà mà chúng ta phải tìm kiếm.”

 

“Nếu như chúng ta thấm nhuần bản thân mình với những kiến thức về tâm linh, cuộc sống trong xã hội hàng ngày của chúng ta sẽ được điều chỉnh theo cách mà mỗi con người, khi họ tiếp cận bất kỳ người nào khác với một sự quý mến, kính trọng và thấu hiểu bí ẩn về “con người”, sẽ học được cách tìm ra và điều chỉnh mối quan hệ của họ với người đó.”

“Người nào nỗ lực tìm kiếm những kiến thức chân chính rồi sẽ tìm ra nó, và sẽ tìm thấy con đường để đến với những người khác. Họ sẽ tìm ra lời giải cho câu đố về người khác trong chính thái độ, trong chính cách cư xử của họ. Vì thế mà chúng ta tùy tình huống sẽ giải câu đố về từng người một khi chúng ta liên hệ bản thân mình đến từng người đó. Chúng ta chỉ có thể thấy được bản chất của một người khác thông qua góc nhìn cuộc sống xuất phát từ tâm linh. Khoa học tâm linh phải trở thành thực tiễn cuộc sống, một yếu tố trong đời sống tinh thần, hoàn toàn thực tế, hoàn toàn sinh động, và không phải là một loại lý thuyết mơ hồ.”