[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 6: Các khí chất sẽ làm gì khi được giơ tay phát biểu?

Tình huống xảy ra trong lớp và cách cư xử của trẻ

Và giờ, ta hãy cùng quan sát hành vi của bốn đứa trẻ khác nhau trong một tình huống xảy ra ở lớp, đó là khi thầy gọi giơ tay phát biểu.Cha mẹ và thầy cô giáo thường thích thú khi thấy con trẻ thường xuyên giơ tay tích cực phát biểu trong giờ học. Liệu rằng ta có nên mong đợi điều này một cách chính đáng từ tất cả các bé?

Các bạn lớp 1 của cô Lương thổi sáo ở trường Tre Xanh

Các bạn lớp 1 của cô Lương thổi sáo ở trường Tre Xanh

Tình huống:

 

Trong giờ học địa lý hôm qua, thầy giáo đã mô tả một cách sống động về cuộc sống của con người ở Halligs, gồm mười hòn đảo nhỏ phẳng phiu nhưng không có đê bảo vệ sóng biển, và rồi những thảm họa đã xảy ra cho họ như thế nào khi cơn bão ập đến. Bây giờ, vào ngày tiếp theo, thầy giáo lại hỏi cả lớp: “Bạn nào có thể nói cho cả lớp nghe về những bác nông dân trên đảo Halligs nào?”. Và đây sẽ là phản ứng của từng bé:

 

Giơ tay lên nhanh nào! Giơ thẳng tay lên nào! Phải lắc lắc ngón tay nữa! Giơ tay ngay trước mặt thầy càng tốt, để thầy thấy mình! Vẫy tay liên tục nữa (trong khi tự nhủ với bản thân): “Mình muốn trả lời câu này!” – Thầy phải gọi mình trả lời câu này! – Nhưng mà thầy chọn bạn khác rồi! – Thầy còn không thấy mình nữa! Mình biết là thầy không thấy! – Thầy luôn để cho mình phải chờ đợi! – Và bây giờ mấy bạn khác cũng giơ tay lên cả rồi! Chán quá đi! – Không – Thầy phải gọi mình cơ! – Cuối cùng thầy cũng chọn mình rồi! – Mình có thể trả lời rồi! – đây là bé tính lửa đầy nhiệt huyết.

Giờ ăn trưa của lớp 1 cô Lương

Giờ ăn trưa của lớp 1 cô Lương

Cứ nghĩ đại ra một ý đã; rồi phát biểu thôi – cái gì cũng được; giơ tay nhanh lên nào; nếu cần thì sẽ khua tay thật mạnh; ra hiệu cho thầy phải nhìn mình và cười tươi với thầy; cho thầy biết là mình có ý tưởng hay lắm cần phát biểu; cố ý nói to một phần câu trả lời nếu như thầy đang nhìn sang hướng khác; mình chắc chắn là thầy sẽ hài lòng khi nghe mình trả lời; vui vẻ nhận lỗi nếu như thầy bảo mình đừng tiết lộ câu trả lời như vậy; nếu như thầy không gọi mình, đành quay sang bạn kế bên để nói câu trả lời vậy. Nếu như được gọi, mình sẽ mừng quýnh quáng mà trả lời – đây là bé tính khí đầy linh hoạt.

Lớp 1 cô Lương dễ thương muốn xỉu, các bạn giờ đã lên lớp 4 rồi á

Lớp 1 cô Lương dễ thương muốn xỉu, các bạn giờ đã lên lớp 4 rồi á

Cảm thấy thoải mái …. mơ mộng một chút … bình tĩnh lắng nghe câu hỏi … nhưng không cảm thấy phải gấp gáp trả lời nó … thích thú lắng nghe các bạn khác trả lời câu hỏi này có tốt không … vui mừng vì đã không cần phải vất vả giơ tay phát biểu … cảm thấy không cần phải thể hiện khả năng của mình … thích sự an bình và yên lặng hơn: đây là đứa trẻ tính nước. Với vai trò là một người giáo viên, ta phải cùng với trẻ nỗ lực để giúp trẻ vẫn chú tâm vào giờ học, thỉnh thoảng làm bé tỉnh dậy cũng như kích thích bé để trực tiếp bắt bé trả lời câu hỏi. Các bạn sẽ ngạc nhiên về câu trả lời mà mình nhận được! Thậm chí nếu như bé đang mơ màng, thì những bé như vậy có thể nắm bắt và tiếp thu một cách đầy cảm xúc nội dung những bài học được dạy theo một cách nghệ thuật và tích cực.

Các bạn nữ lớp 1 của cô Lương lớp đầu tiên của trường Lá

Các bạn nữ lớp 1 của cô Lương lớp đầu tiên của trường Lá

Chưa muốn trả lời ngay, thay vào đó lại tự nhủ với bản thân, “Cứ để cho các bạn khác trả lời trước – Mình thậm chí còn không thích nghĩ về cái cơn bão khủng khiếp đó nữa là – những người trên đảo thật tội nghiệp: họ gần như bị mất mạng! – Biết trả lời sao bây giờ? – Đó sẽ phải là một thứ gì đó thật hệ trọng (Mình thích những câu hỏi khó thôi) – A đúng rồi, biết rồi: Số phận may mắn đã mỉm cười nên họ mới được giải cứu – cả mấy con thú cũng vậy – nhưng mà làm sao mình diễn tả được nó đây? – mình sẽ giơ tay lên – nhưng chậm rãi thôi: Giờ thì mình đang giơ tay lên rồi, nhưng giơ lên nửa chừng thôi – Mình không chắc là câu trả lời này đúng hay không – tốt hơn hết là thầy đừng có gọi mình trả lời.” “Ôi – thầy rốt cuộc cũng để ý tới mình – bây giờ thì mình phải trả lời thôi.” – đây là bé mang tính đất.


Xem phần trước ở đây.