Khi nhìn nhận, đánh giá một người
Mấy tháng nay, mẹ An bệnh ngày càng nặng, không thể đi làm nữa. Ngoài giờ đi học, An phải làm đủ việc để nuôi mẹ. Từ mò cua, bắt ốc, đi mót cá con ở các bến thuyền của ngư dân… An gầy và ốm yếu. Nước da đậm màu của nắng và nước biển, trông bạn ấy nhỏ thó và tội nghiệp. Nhưng An học giỏi nhất lớp 8A.
Mẹ An là một người đàn bà còn trẻ và bất hạnh. Bà không có chồng. Trong một lần đi lao động ở thành phố, bà nhặt được An từ một thùng rác trong đêm. Đêm đó, bà bỏ thành phố mang An về sống ở làng chài này. Hai năm trước bà bị tai nạn, ảnh hưởng về thần kinh khiến bà nhiều lúc như trẻ con, có khi như điên dại. Cám cảnh trước đứa con nhỏ phải quần quật nuôi sống mình, nhiều lần bà đã muốn quyên sinh.
– Con…hãy để mẹ được ra đi. Mẹ biết con sẽ buồn khi không có mẹ. Nhưng rồi thời gian sẽ đưa con lớn lên và nỗi buồn sẽ vơi theo. Còn thế này…mẹ đau lắm. Mà nỗi đau này chẳng bao giờ vơi được, con trai ạ. Mẹ không muốn con mẹ khổ…
Bà thường nói với con như thế. Lúc đầu An khóc nhưng dần dần cậu đã không còn nước mắt. Cậu ôm mẹ vào lòng với một tình yêu vô bờ bến.
Chỉ cần nhìn thấy con được con động viên, bà ấy lại quên đi ý định tự tử.
Cho đến một ngày, cả lớp tôi ngạc nhiên vì thấy An có điện thoại. Cậu mang tới lớp và lén lút nhắn tin cho ai đó trong suốt cả giờ học. Nhà trường cấm học sinh dùng điện thoại. Hễ bị bắt là tịch thu 2 ngày. An bị phát hiện và tịch thu. Nhưng An vẫn chứng nào tật nấy. Cứ 30 phút là lôi điện thoại ra nhắn tin. Rồi lần thứ 2, An bị cô giáo bắt gặp. Bị phạt đứng úp mặt vào tường. An lầm lì thực hiện mà không nói một lời nào. Được 15 phút, khi cô giáo đang giảng bài, An vụt chạy ra khỏi lớp.
Cô giáo và chúng tôi đều bực tức trước những hành động vô lễ của An. Cậu ấy lại là một học sinh nghèo. Thế nên, mấy ngày qua cả lớp ai cũng ghét và xa lánh An. Cô giáo bảo, buổi chiều cô sẽ đến nhà An. Nếu cần thiết sẽ báo lên ban giám hiệu.
Sáng hôm sau. Cô giáo tới lớp vào giờ sinh hoạt 15 phút. Khi cả lớp yên lặng, cô từ tốn bảo:
Các em thân yêu. Hôm qua cô đã tới nhà An… nói đến đây cô giáo nghẹn ngào, một giọt nước mắt lăn dài trên má.
Các em ạ. Cô giáo nói tiếp.
Chúng ta đừng nhìn vẻ bề ngoài và hành động của một ai đó để đánh giá họ. Mẹ An, vì thương bạn ấy đã nhiều lần muốn tự tử. An đã phải kiếm tiền để mua 2 chiếc điện thoại cũ kĩ ở một tiệm đồ cũ như thế này đây… Cô giơ chiếc điện thoại của An lên cho cả lớp xem:
Hằng ngày, bạn ấy nhắn tin cho mẹ. Vì sợ bác ấy sẽ buồn chán mà tìm đến cái chết. Đi làm được một lúc là An phải chạy về nhà ôm mẹ,nói yêu mẹ để bác ấy có nghị lực sống. Còn đi học vì xa quá, nên An mới nghĩ ra cách dùng điện thoại này…
Nước mắt cô giáo không ngừng rơi khi kể về An. Dưới lớp, tiếng sụt sịt nổi lên. Chúng tôi ai cũng mắt đỏ hoe. Có bạn nữ đã khóc thành tiếng – đây các em đọc đi. Chúng tôi truyền tay nhau đọc những dòng tin nhắn mà An viết cho mẹ trên nền chiếc điện thoại Nokia bị vỡ màn hình, những dòng chữ lấm lem:
Mẹ, con yêu mẹ nhiều lắm. Chờ con về nhé.
Mẹ, hôm nay con được chín điểm Toán. Mẹ chờ con về con cho mẹ xem nhé.
Mẹ yêu quý, sáng nay trước giờ đi học con đã kiếm được 10 ngàn nhờ xách cá lên đò cho bà Bảy đấy. Trưa về con mua quà cho mẹ nhé.
Mẹ, con nhớ mẹ lắm…
Cả lớp học chúng tôi… ngập chìm trong nước mắt. Một lòng yêu thương An vô bờ bến ngập tràn. Mấy bạn nữ úp mặt xuống bàn khóc.
Hôm qua – Cô giáo nói tiếp: Suýt nữa thì cô đã ân hận cả đời. Vì không thấy An nhắn tin, vì buồn nản, mẹ bạn đã định tự tử. May mà An chạy về kịp. Hôm nay An sợ, phải ở nhà một bữa với mẹ… Các em ạ… An của chúng ta, bạn ấy dù nghèo đói, khổ cực. Nhưng bạn ấy có một trái tim giàu tình yêu thương. Chúng ta đừng vội nhìn hành động mà đánh giá người khác. Hãy yêu và hiểu họ từ tâm của mình. Đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa chúng ta. Đừng để sự thờ ơ, lãnh cảm làm cho cuộc sống này vô vị và thiếu tình thương yêu các em nhé.
Cả lớp chúng tôi, lưng tròng nước mắt nhìn nhau cùng gật đầu với cô giáo. Dù không nói, nhưng chúng tôi hiểu, ai cũng muốn buổi học hôm nay tan sớm. Chúng tôi sẽ chạy tới nhà An. Ôm bạn ấy vào lòng. Với những cái ôm bao la tình thương mến…
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết liên quan:
Vớ...
Rud...
Chu...
Mố...
Giờ...
Ta ...