Phần 7: Cách dạy số học (Arithmetic), Âm nhạc và Vẽ nét (Form Drawing) dựa theo từng loại tính khí

Cách dạy số học (Arithmetic)

Háo hức lúc chuẩn bị lên đường đi chơi

Háo hức lúc chuẩn bị lên đường đi chơi

 

Từng có người đề cập đến việc các phép tính khác nhau có sức hấp dẫn đến từng tính khí khác nhau. Dù điều này là đúng đi nữa, tất cả trẻ em đều cần học tất cả phép tính. Và giáo viên cần bắt đầu môn số học bằng cách giới thiệu phép tính gần gũi nhất với tính khí của trẻ. Nếu có thể, nên dạy theo từng nhóm trẻ có tính khí giống hoặc gần giống nhau.

Nhưng trong thực tế, một người giáo viên thường phải dạy cho cả lớp, nơi tất cả mọi trẻ cần được quan tâm. Vì vậy mọi thứ cần phải được chuẩn bị đầy đủ.

Ngày xưa, khi giáo viên nghe ý tưởng của tiến sĩ Steiner về việc dạy số học, họ sẽ cảm thấy hơi mơ hồ. Cần phải luôn nhớ rằng mục tiêu đầu tiên là đánh thức niềm ham thích của trẻ đối với môn số học và giúp trẻ tư duy sáng tạo hơn. Suy nghĩ của đứa trẻ không nên bị giới hạn bởi các quy tắc cứng nhắc. Các câu hỏi ngẫu hứng được khuyến khích sử dụng. Và giáo viên có thể ghi chú các phương pháp dạy trong từng trường hợp và học thuộc lòng nó.

Chân ải chân ai đoán được mới tài hehe

Chân ải chân ai đoán được mới tài hehe

Từng tính khí có từng mối liên hệ nhất định với từng quy tắc số học cụ thể và các bài tập xây dựng nền tảng số học cho trẻ phải dựa trên nguyên tắc này. Mỗi tính khí có một phương pháp tương ứng để dạy từng phép tính. Nhưng cũng có 1 phương pháp phụ khác nữa, và cái này lại phù hợp để dạy các bạn có tính khí ngược lại bạn tính khí ban đầu kia.

Chúng ta đã biết rằng phép toán cộng có sức thu hút với tính Nước, những trẻ hay lê từng bước chậm rãi nhưng chắc chắn. Trẻ cũng thuộc nhóm làm việc có phương pháp, yêu thích sự chính xác và thuộc nhóm những trẻ kiên định với việc sử dụng ngón tay, ngón chân hoặc những đồ vật khác để hỗ trợ trí não.

Trong cuốn sách “Dạy học Toán” đã chỉ ra rằng, nguyên lý này cần phải được áp dụng hoàn toàn từ phần tổng quát cho đến từng chi tiết cụ thể. Dù không phải lúc nào cũng có thể sử dụng nhưng ít nhất ý kiến này có thể được áp dụng trong trường hợp này. Người giáo viên có thể nói: “Cô có một nắm các viên bi (hay hạt giống hoặc các thứ tương tự), 12 viên tất cả. Cô nhờ bạn A (một bạn tính Nước) chia nó ra thành từng nhóm nhỏ để xem chúng thế nào nhé”. Bạn A, và/hoặc các bạn tính Nước khác, cuối cùng sẽ hiểu ra rằng:

12 = 2 + 3 + 7

12 = 3 + 4 + 5

12 = 2 + 2 + 3 + 5 v.v…

Các con vui chơi và các thầy cô ba mẹ canh theo sau

Các con vui chơi và các thầy cô ba mẹ canh theo sau

Và tiếp theo sẽ là thời gian cho nhóm khác. Mặc dù phép cộng không phải là sở trường, nhưng nhóm tính Lửa có thể cũng đang hơi sốt ruột và giáo viên có thể nhờ chúng làm một quy trình ngược lại bằng cách lấy từng nhóm nhỏ và cộng lại với nhau.

Đối với nhóm tính Khí đang sục sôi, phép nhân là thứ gây cuốn hút nhất. Nhưng vì trẻ cũng dễ bị phân tâm, chúng ta phải đặt một giới hạn khi hướng dẫn. Chúng ta có thể song song hướng dẫn cho cho cả lớp và đặt câu hỏi: “Cô có tất cả 12 viên bi. Vậy thì cô có thể tìm được bao nhiêu nhóm có 2 (hoặc 3, 4) viên bi trong 12 viên này? Trẻ sẽ tìm được rằng:

12 = 6 x 2

12 = 4 x 3

Nhóm tính Đất lúc này sẽ bắt đầu quan tâm đến bài học và chúng ta có thể đảo ngược lại cách hỏi như: “Số nào có mặt 2 lần trong số 12?” hay “6 con số 2 là số mấy?”

Những trẻ tính Lửa oai phong phải được giao cho những thứ đáng với đẳng cấp của chúng. Trẻ được kế thừa khả năng sắp xếp thứ tự, và vì vậy, phép chia gần với bản năng của chúng nhất. Tuy nhiên, các phép chia trực tiếp mà chúng ta thường làm chưa phải là các thử thách cần thiết. Trẻ cần phải khám phá các khả năng khác nữa.

Vì vậy, câu hỏi cho trẻ phải là:”Kết quả của 4 lần số 3 là số mấy?”. Chúng ta thường nghĩ ngay rằng đây chính là một phép nhân. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng đứa trẻ trong giai đoạn này chưa có sự nhận thức về 4 phép tính. Vì thế mà trẻ sẽ tìm kiếm con số chính xác có được khi chia làm 4 lần thì sẽ được 3. Hay trẻ cần chia số 12 làm mấy lần để được 3?

Tính Nước có thể đảo ngược lại phép tính, tức là: 12 chia cho 4 thì bằng mấy?

Tính Đất nên được bắt đầu trước bằng phép trừ bằng câu hỏi: Cô có 1 nhóm bi 12 viên, nhưng cô chỉ muốn giữ 4 viên.

Vậy cô phải cho đi bao nhiêu viên?

Tính Khí cần phải được hỏi theo kiểu: kết quả có được khi lấy 8 ra khỏi 12.

Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng, trên đây chỉ là những gợi ý cho bài học mở đầu thôi nha. Dù gì thì dù, tất cả các trẻ cần phải học cả 4 phép tính nha. Các thầy cô và anh chị phụ huynh cần lưu tâm chuyện này đấy ạ.

ÂM NHẠC

Ai muốn khỏe đẹp thì phải đi ra biển nha, và tụi con khỏe đẹp lắm đó vì tụi con hay ra biển tắm nè

Ai muốn khỏe đẹp thì phải đi ra biển nha, và tụi con khỏe đẹp lắm đó vì tụi con hay ra biển tắm nè

Mặc dù các anh chị phụ huynh và thầy cô thường hay nghe lời khuyên này nọ về cách dạy âm nhạc nào cho con là đúng, hay là loại nhạc cụ nào phù hợp với các bạn trẻ nào, chúng ta, những người lớn không nên áp dụng chúng một cách cứng nhắc hoặc giáo điều. Nếu trẻ có năng khiếu về âm nhạc, các con sẽ biết cách chọn loại nhạc cụ hoặc các hoạt động phù hợp với tính khí của chúng. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng chúng không nên thử những loại nhạc cụ hoặc hoạt động khác. Khi phụ huynh cần tư vấn về việc con mình cần học loại nhạc cụ nào, thì lúc ấy mới cần những lời khuyên. Và lúc này chúng ta mới cần đưa ra những lời khuyên xem tính khí nào phù hợp với loại nhạc cụ nào nha các thầy cô.

FORM DRAWING (tạm dịch là Vẽ Nét)

Vẫy vùng thỏa thích dưới làn nước mát cùng với các bạn chèo xuồng và ba mẹ

Vẫy vùng thỏa thích dưới làn nước mát cùng với các bạn chèo xuồng và ba mẹ

Vẽ nét sẽ rất hữu dụng khi trẻ bắt đầu cầm bút. Và nó sẽ quay lại khi các bạn học về môn hình học. Môn vẽ nét này khi liên kết với các tính khí sẽ có tác dụng chữa lành cho đứa trẻ. Phần dưới đây sẽ đi vào chi tiết của việc vẽ nét liên quan như thế nào tới tính khí từng bạn nha.

Quy tắc chung của các môn đó là bắt đầu bằng những thứ đã biết và tiến dần đến những thứ chưa biết. Nhưng ở môn này, nên bắt đầu bằng những thứ gần với trẻ nhất và sau đó mới đến những bài học khác.

Form cần phải được trình bày ở các chiều khác nhau: chiều ngang, chiều dọc, hay theo vòng tròn. Hoặc cũng có thể phóng to ra, mở rộng hay dùng hình có những trục đối xứng.

Tính Lửa: Những hình có góc nhọn dần phải được đổi thành góc tròn, hình nét đứt dần thành hình nét liền mạch. Xem hình bên dưới.

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Lửa

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Lửa

Tính Khí: Những hình có tính lặp lại, mang tính nhịp nhàng đều đặn. Xem hình bên dưới.

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Khí

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Khí

Tính Nước: Những mẫu sinh động cần phải phát triển từ những mẫu thụ động. Xem hình bên dưới.

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Nước

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Nước

Tính Đất: Mỗi hình nên thay đổi về điểm nhấn. Các con sẽ cần vẽ form bằng việc quan sát và suy ngẫm. Nên có nhiều biến thể. Xem hình bên dưới.

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Đất

Điều chỉnh việc vẽ nét của tính Đất