Trò chuyện cùng trẻ về Covid-19

Một trưa đầy nắng, Lá ngồi ngắm các con chơi với nhau. Các con chơi trò bác sĩ đang chữa corona cho bệnh nhân. Bệnh nhân nằm thẳng trên nhà sàn. Bác sĩ, tay chăm sóc bệnh nhân, mắt quan sát những con ong tưởng tượng. Bác nói đang chế tạo thuốc, bác sĩ nhí tin rằng những con ong sẽ ăn một loại cỏ nào đấy và chiết xuất ra thuốc trong một đường ống tựa chiếc cầu tuột tí hon. Hai bác sĩ nhí khác thì đang đi tìm và hái thuốc trong vườn nắng. Các con thật dễ thương!

Chợt Lá tự hỏi làm thế nào để trò chuyện với trẻ em về Corona một cách chủ động. Lá bắt đầu tìm hiểu. Lá đã thấy bài viết hữu ích này từ trường Waldorf của Philadelphia. Lá dịch và chia sẻ các ba mẹ. Chúng ta cùng tham khảo cách trò chuyện cùng con nhé!

Ngày hội nhà giáo Việt Nam ở trường Lá

Ngày hội nhà giáo Việt Nam ở trường Lá

Covid-19 hiện diện khắp trên tin tức và tâm trí mọi người. Chẳng may, trẻ em cũng không là ngoại lệ. Ngay cả khi trẻ em không tiếp xúc phương tiện truyền thông, bạn bè, anh chị em, thì nội dung những cuộc trò chuyện tình cờ cũng đủ để khiến trẻ quan tâm. Trẻ cực kỳ nhạy cảm với cảm xúc của các thành viên trong gia đình mình và con sẽ thẩm thấu mọi nỗi sợ hãi, lo lắng mà cha mẹ hoặc cả gia đình lớn đang cảm nhận.

Vậy, phương thức tốt nhất để chia sẻ về virus corona với trẻ là gì?

Cần tránh cho trẻ tiếp xúc điều gì và nên giao tiếp ra sao với trẻ?

Các con chơi trò chơi giữa tiết trời mùa thu mát mẻ vào ngày nhà giáo Việt Nam

Các con chơi trò chơi giữa tiết trời mùa thu mát mẻ vào ngày nhà giáo Việt Nam

Với trẻ còn nhỏ, nên hạn chế tiếp xúc với những nguồn thông tin tiêu cực. Nếu có thể, hãy giúp trẻ tránh xa các tin tức thường ngày. Điều này bao gồm việc nổ lực không nói những chủ đề liên quan tới virus corona khi có sự hiện diện của trẻ, không cho trẻ coi tin tức trên Tivi. Trẻ từ lớp 1 cho tới lớp 3 cũng cần được bảo vệ tương tự, nhưng việc trẻ tiếp xúc với những trẻ lớn hơn ở sân chơi hoặc anh chị em trong nhà khiến việc hạn chế thông tin này khá là khó.

Khi trẻ đã biết đôi chút về virus này, thì bạn có thể nói chuyện với các con về nó, bằng phương thức giao tiếp khác nhau tương thích với từng độ tuổi, với mục đích cuối cùng là để con cảm thấy an toàn và bình an.

Việc giao tiếp này là cực kỳ quan trọng một khi ba mẹ biết rằng trẻ đã biết về con virus này dù ít hay nhiều, nhằm đảm bảo con không bị lỡ mất những thông tin cần thiết đến từ sự hướng dẫn của ba mẹ theo cách phù hợp lứa tuổi con.

Lắng nghe và thấu hiểu điều con nói

Các con múa hát vòng tròn ngoài trời vào ngày nhà giáo Việt Nam

Các con múa hát vòng tròn ngoài trời vào ngày nhà giáo Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy con bạn biết về virus, hãy bắt đầu với một câu hỏi mở về những gì con biết và sau đó lắng nghe thật sự chú tâm. Một khi bạn đã hiểu con mình đang biết về virus ở mức độ nào, hãy tiếp tục một câu hỏi để biết mức độ quan tâm của con và lắng nghe bằng cả trái tim lần nữa. Giữ cho câu chuyện diễn ra cởi mở sẽ giúp ba mẹ không sa đà vào việc cung cấp quá nhiều thông tin khiến con càng tập trung vào vấn đề hơn cả trước đó.

Quan trọng là chúng ta nhớ rằng cách người lớn và trẻ em giải quyết vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong khi một người trưởng thành có thể làm giảm sự lo lắng bằng cách tìm hiểu tất cả những gì họ có thể hoặc chuẩn bị để gia đình sẵn sàng cho cách ly kéo dài, trẻ em sẽ không nhất thiết phải phù hợp theo cách thức này. Hãy suy xét đến việc trẻ dưới 12 tuổi chưa đủ vững vàng về mặt cảm xúc khi đón nhận những thông tin này, và chúng cần được cha mẹ lắng nghe, trấn an chúng.

Các con thổi sáo tôn vinh các thầy cô trong ngày nhà giáo Việt Nam

Các con thổi sáo tôn vinh các thầy cô trong ngày nhà giáo Việt Nam

Ngay cả khi trấn an con bằng cách cung cấp những số liệu tích cực, thì bạn nhất thiết cần nhớ những thắc mắc thật sự nằm ở đằng sau các câu hỏi, có thể là “Mình có an toàn không? Gia đình mình sẽ ổn chứ? Làm sao mình cảm thấy tự chủ hơn đây?” Vì vậy, câu trả lời cuối cùng cần phải giải quyết những mối quan tâm ẩn sau các câu hỏi, ngay cả những câu hỏi chi tiết về tốc độ truyền nhiễm hoặc câu hỏi được lấy từ tin tức, từ bạn bè.

Là cha mẹ, việc quan trọng khi lắng nghe con là không gạt bỏ nỗi sợ hãi của con trẻ, thậm chí khi nỗi sợ có vẻ là vô lý.

Trong bài viết “Cách chia sẻ với trẻ về virus Corona ” ở chuyên mục “Làm cha mẹ” thời báo New York, Tiến sĩ Abi Gewirtz – một nhà tâm lý học lâm sàng, giáo sư tại trường Đại Học Minnesota – đã viết:

“Nếu con bạn cảm thấy lo lắng vì đứa trẻ nào đó trên xe buýt đã nói với con rằng con có thể sẽ chết, thì đây là một nỗi sợ thật sự, và bạn nên nghiêm túc với vấn đề này. Nếu bạn chỉ đơn giản nói với con “Con sẽ ổn thôi” thì con bạn sẽ cảm thấy không được lắng nghe. Hãy lắng nghe con bằng cả trái tim và thấu hiểu những cảm xúc mà con đang có. Bạn có thể trò chuyện với một tông giọng bình tĩnh, như là “Nghe có vẻ khá đáng sợ nhỉ, ba/mẹ có thể thấy điều đó trên khuôn mặt con”’.

Trao sự tự chủ và kiểm soát cho trẻ

Mẹ Lương dẫn các con bước từng bước thật chậm trong chánh niệm

Mẹ Lương dẫn các con bước từng bước thật chậm trong chánh niệm

Khi được trao sự tự chủ, nỗi sợ hãi về những điều chưa biết và lo lắng về những gì sắp tới thường có thể giảm bớt ở trẻ.

Trong bài “Cách để nói với trẻ về virus corona” ở tạp chí Times, Ellen Braaten – giám đốc của trung tâm hỗ trợ tâm lý nhi đồng Clay Center thuộc bệnh viện đa khoa Massachusetts – chia sẻ rằng sẽ rất tốt nếu chúng ta khuyến khích trẻ làm những việc trong khả năng của mình, như rửa tay, che miệng khi hắt hơi và ho để hạn chế lây lan dịch bệnh. Bà nói thêm:

Khi làm những việc trong khả năng của mình, ta cảm thấy mình mạnh mẽ hơn”

Trong bài nghiên cứu về việc trao sự tự chủ cho trẻ em và gia đình trong những lúc khủng hoảng về dịch bệnh, các chuyên gia đề nghị mọi người hãy tập trung vào bốn khía cạnh:

  • Sự lựa chọn
  • Thiết lập các hoạt động
  • Tái cấu trúc những góc nhìn tiêu cực
  • Hỗ trợ về mặt cảm xúc

Trong tình hình hiện tại này, sự lựa chọn và thiết lập các hoạt động có thể đơn giản là lựa chọn những thức ăn nhẹ, hoặc vài hoạt động yêu thích trong trường hợp nhà trường đóng cửa. Trong việc tái định hình những góc nhìn tiêu cực, ta nhìn vào khía cạnh tích cực việc trường đóng cửa như là “Thật tuyệt khi cả gia đình cùng dành thời gian bên cạnh nhau ở nhà”

Còn trẻ vị thành niên và thanh niên thì sao?

Khát nước quá - cùng uống nước nào

Khát nước quá – cùng uống nước nào

Có thông tin để hiểu khác với có thông tin để lo lắng.

Đối với độ tuổi này, bạn cần thật chi tiết, càng chi tiết càng tốt, và hãy khuyến khích trẻ tìm hiểu thật kỹ, bởi vì điều này rất tốt. Mạng xã hội bây giờ ngập tràn những tin thất thiệt, lời đồn thổi chém gió từ bạn bè hay người thân, những thuyết âm mưu và cả những thống kê một chiều phiến diện để bạn cảm thấy lo lắng. Điều đáng buồn là các trẻ vị thành niên tiếp xúc với những nguồn này rất nhiều. Hãy cung cấp cho các bạn trẻ những nguồn tin xác thực, đáng tin cậy và những thông tin chính xác là vô cùng quan trọng.

Đồng thời, việc trao sự tự chủ cũng hữu ích cho trẻ vị thành niên, và hiểu rằng chỉ cần tăng sự tự chủ thôi đã đem lại hiệu quả rất lớn rồi. Đó có thể là giao cho con nước rửa tay sát khuẩn để sau cặp, dẫn con đi mua thực phẩm, thuốc trong trường hợp cần ở nhà dài ngày hơn, hoặc thảo luận xem nên sử dụng thời gian như thế nào nếu trường nghỉ thêm một tuần nữa.


Nguồn: Bài viết “Talking to Children about Covid 19” từ Blog – The Waldorf School of Philadelphia.

#corona #covid19 #noivoitrevedichbenh