[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 27: Trẻ tính khí kỳ vọng gì từ thầy cô của chúng?
Mối quan hệ giữa giáo viên và các trò
Trẻ tính khí kỳ vọng gì từ thầy cô của chúng?
Nhìn chung, trẻ tính khí chỉ thể hiện sự quan tâm nhất thời và hời hợt của chúng đến các sự vật, sự việc mà thôi. Nhưng, theo như lời Rudolf Steiner nói, “Sẽ có một cá nhân đặc biệt phù hợp với một trẻ tính khí – thực tế sẽ chứng minh điều này – và cá nhân đó sẽ tạo ra được một sự quan tâm không ngừng và lâu bền cho trẻ, mặc dù trẻ vốn là một bé hay thay đổi. Nếu như chúng ta chính là cá nhân đó, hoặc là nếu như chúng ta có thể mang trẻ đến với cá nhân đó, thì sự quan tâm này sẽ xuất hiện … Sự quan tâm trong một trẻ tính khí chỉ có thể xuất hiện thông qua một tình yêu dành cho một cá nhân theo một cách gián tiếp. Nếu như sự quan tâm đó, tình yêu dành cho cá nhân đó, được khơi gợi bên trong trẻ, rồi thì thông qua tình yêu này, một điều kỳ diệu sẽ ngay lập tức xuất hiện. Tình yêu này có thể chữa lành được khí chất một chiều của bé. Trẻ tính khí cần tình yêu dành cho một cá nhân khác nhiều hơn bất kỳ khí chất nào khác.”
Về việc này, những người giáo viên sẽ đối mặt với một nhiệm vụ, rằng họ phải học tập để có thể cư xử sao cho những trẻ mang tính khí không chỉ đơn giản là thích họ hay cảm thấy rằng họ thật tốt bụng, mà còn phải có thể yêu được họ! “Mọi việc ta làm đều phải nhằm mục đích đánh thức tình yêu trong một đứa trẻ như thế. Tình yêu chính là câu thần chú. Thế nên các bậc phụ huynh và giáo viên phải lưu ý đến một thực tế, rằng ta không thể nào đánh thức một sự quan tâm lâu bền với trẻ tính khí thông qua cách nhắc đi nhắc lại với chúng được. Thay vào đó, họ phải thấy rằng sự quan tâm này phải là kết quả của sự gắn bó gián tiếp đến một cá nhân khác. Trẻ phải phát triển sự gắn bó mang tính cá nhân này. Cá nhân đó phải làm cho đứa trẻ ấy có thể yêu họ được. Đó chính là một bổn phận của ta với trẻ tính khí. Trách nhiệm của người giáo viên là phải làm sao để cho một trẻ như thế có thể học được cách yêu một cá nhân khác.” Vào một lúc khác, Steiner lại nói về việc này như sau: “Người giáo viên, nhà sư phạm, phải học cách làm sao đạt được những phẩm chất để cho học trò có thể yêu họ được.”
Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng những trẻ như thế chỉ có thể học hành chăm chỉ trong trường nếu như chúng yêu những giáo viên của mình, hoặc ít nhất là chúng thật sự thích họ; và những cử chỉ không thân thiện, những lời càu nhàu, tính tình hay buồn bã, sự bướng bỉnh và thích tranh cãi của người giáo viên sẽ phá hỏng trải nghiệm học tập của trẻ – và ta cũng có thể nói là cả trải nghiệm sống nữa. Giờ thì chúng ta có thể hiểu sâu hơn rằng tại sao ta cần phải xếp các bé tính khí ngồi phía trước. Chúng cần phải ngồi gần giáo viên. Chúng muốn, ví dụ như, có thể nhanh chóng đưa ra ý kiến hoặc bày tỏ một điều gì đó, và chúng cũng mong rằng chúng ta cảm thấy thích thú tới mọi thứ mà chúng đang thực hiện.
Nhưng sẽ là sai lầm nếu như chúng ta giả định rằng người giáo viên phải luôn tươi cười, hạnh phúc, hài hước và vui vẻ. Từ chính những kinh nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết rằng mình thường sẽ xem trọng một số giáo viên hơn một số khác. Liệu đó có phải là những người, mà ngoài việc tỏ ra thân thiện, ta còn có thể cảm nhận được một cách vô thức rằng họ có những phẩm chất khác bên trong như tình yêu về chân lý, tình yêu về lẽ phải, sự điềm đạm, v.v… và nhớ nó mà làm cho chúng ta cảm thấy yêu mến họ nữa? Vì thế nên chúng ta phải thực hành để phát triển bản thân mình lên một mức nhất định nếu như chúng ta muốn được người khác “yêu thương”.
Bài viết liên quan:
Vớ...
Rud...
Chu...
Giờ...
Ta ...
Rud...