[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 29: Nhu cầu của trẻ tính đất dành cho ta là gì?
Rudolf Steiner nói rằng: Bởi vì bé có khuynh hướng dè dặt một cách quá mức, điều đặc biệt quan trọng ở đây là chúng ta không nên dựa vào những phương pháp như nói chuyện với bé để bé không còn buồn bã và đau đớn nữa, hay là dạy dỗ sao cho bé có thể thoát khỏi những cảm xúc ấy. Với trẻ tính đất, giáo viên đặc biệt cần thiết phải hiểu được tầm quan trọng lớn lao của việc cho bé thấy rằng có những nỗi đau đang tồn tại trên thế giới này. Ta sẽ có thêm được một phép thần ở đây nữa.
Nếu như tình yêu dành cho một cá nhân là câu thần chú dành cho trẻ tính khí, còn với trẻ tính lửa là sự kính trọng và ngưỡng mộ đến các giá trị của người giáo viên, thì với trẻ tính đất, điều quan trọng với các giáo viên là họ phải là những cá nhân đã từng nỗ lực trong cuộc sống, những cá nhân có những hành động và lời nói xuất phát từ một cuộc đời đầy thử thách.
Bé phải cảm nhận được rằng người giáo viên đã thực sự trải qua những giai đoạn gian khổ. Hãy thu hút sự quan tâm của bé bằng những tình huống muôn màu đã xảy ra trong cuộc đời đầy thử thách của các bạn. Điều may mắn nhất dành cho trẻ tính đất là bé có thể lớn lên cùng những người có nhiều thứ để cho đi, bởi vì họ đã từng trải qua những lúc khó khăn. Trong trường hợp này, tâm hồn của họ sẽ tác động lên tâm hồn của bé theo một cách phù hợp nhất.
Vì thế, nếu như bên cạnh của trẻ tính đất là một người có khuynh hướng trái ngược với khuynh hướng cá nhân và hay buồn bã của bé, một người biết cách thích hợp để thuật lại những nỗi khổ và đau đớn mà thế giới đã đem đến cho họ, thì đứa bé ấy sẽ được kích thích bởi một sự cảm thông với người cùng chung số phận với bé. Nếu như một người có thể thể hiện thông qua giọng nói và cảm xúc trong câu chuyện của mình rằng họ đã từng bị số phận thử thách, thì đó sẽ là một điều phúc lành dành cho một trẻ tính đất.”
Ở đây, rõ ràng rằng ta sẽ chẳng giúp được gì những trẻ tính đất bằng cách làm cho chúng cảm thấy vui vẻ hoặc là khuyến khích chúng tỏ vẻ hài hước. Thay vào đó, ta nên đến nơi trẻ thường ngồi và trò chuyện về tính tình của chúng: thông qua khả năng cảm thông của trẻ, chúng ta có thể hướng chúng ra khỏi sự ưu tư và phiền muộn của chính trẻ.
Tôi xin đưa ra một ví dụ: Trong một lớp học của khối lớp bốn, một bé tính lửa tính tình mạnh bạo đã nổi cơn tức giận vì người bạn tính đất của mình và sau đó đã gấp xẹp hết một góc quyển sách của bạn. Bé tính đất bắt đầu khóc khi thấy trang sách bị xếp thành cái “tai chó” xấu xí như vậy, và khi tôi bước đến cạnh bé, bé vẫn ngồi đó nức nở không sao dứt được. Tôi bảo bé kể cho mình nghe toàn bộ câu chuyện và cho bé thấy sự quan tâm chân thành của tôi, nhưng tôi có trách nhiệm phải làm cho bé hết buồn rầu. Tôi phải kể cho bé nghe một câu chuyện còn đau khổ hơn nhiều: “Hồi trước thầy từng dạy một bạn. Khi bạn ấy tức giận lên thì bạn xé nguyên một trang sách của một bạn khác luôn!”
Người bạn nhỏ lúc này đột nhiên nhìn tôi một cách đầy cảm thông. Bé nhận ra rằng người bạn bị xé sách kia còn buồn bã hơn nhường nào, và bé tự đưa mình ra khỏi cảm giác đau buồn. Rồi bé nói rằng bé thực sự may mắn hơn so với người bạn kia. Sau đó bé nảy ra ý tưởng sẽ ủi cho trang sách phẳng lại. Khi tôi đề nghị để cho bạn tính lửa giải quyết hậu quả cho bé, bé lập tức giải thích rằng bé muốn tự mình xử lý hơn. Chúng ta hãy nhớ lại rằng những trẻ tính đất rất yêu thích trật tự: bạn tính lửa kia làm sao có thể sửa sai theo đúng ý bé chứ. Đó là lý do tại sao cuối cùng bé lại nảy ra một ý tưởng còn tuyệt vời hơn: “Con đảm bảo là không ai ủi phẳng hơn mẹ con được!”
Bài viết liên quan:
Vớ...
Chu...
Mố...
Giờ...
Ta ...
Rud...