[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 30: Điều trẻ tính nước mong đợi là gì?

Với những gì mà chúng ta đã biết được từ trước đến nay, ta có thể trả lời là: “Chả có gì cả”, và đây không phải là một câu bông đùa. Cơ bản là, bé tính nước muốn được sống trong yên bình. Nhưng chúng ta có thể cảm nhận được rằng nếu ta làm thế thì sẽ bất công với bé.

Một bức tranh của 1 bạn nhỏ ở Lá vẽ mẹ của mình. Thật sự xuất sắc

Một bức tranh của 1 bạn nhỏ ở Lá vẽ mẹ của mình. Thật sự xuất sắc

Rudolf Steiner đã phát biểu như sau: “Thật khó để ta gây bất kỳ ảnh hưởng nào lên một người tính nước. Nhưng ta có thể thực hiện thông qua một cách tiếp cận gián tiếp. Ta sẽ lại sai lầm, thực sự sai lầm, nếu như ta cứ khăng khăng muốn làm thay đổi một cá nhân đang có nội tâm ở trạng thái yên bình, hoặc nếu như ta nghĩ rằng ta có thể cố gắng nhét vào bên trong họ một số loại sở thích nào đấy. Một lần nữa, chúng ta phải quan tâm đến những gì mà họ đang có.”

Một bức tranh khác từ một cậu bé rất yêu mẹ mình

Một bức tranh khác từ một cậu bé rất yêu mẹ mình

“Trong từng trường hợp sẽ có một thứ làm người tính nước chú ý, đặc biệt là khi đó là một đứa trẻ. Phải chi thông qua những biện pháp giáo dục sáng suốt, ta xây dựng xung quanh trẻ những thứ mà trẻ cần đến thì ta có thể cho trẻ nhiều điều tốt đẹp. Trẻ tính nước cần phải được kết giao với nhiều trẻ khác. Nếu như các bạn khác cần có nhiều bạn để chơi cùng, thì điều này còn đặc biệt đúng hơn với trẻ tính nước. Bé phải quen những người bạn có thật nhiều sở thích khác nhau. Không điều gì có thể thu hút được trẻ tính nước. Bé sẽ không dễ dàng tỏ ra quan tâm đến những đồ vật hay sự kiện nào đó. Vì thế ta phải để cho trẻ kết giao với những bạn đồng trang lứa. Bé có thể được dẫn dắt thông qua việc chia sẻ sở thích với càng nhiều bạn khác càng tốt.

Bức tranh cuối cùng cũng là về mẹ và có màu sắc đơn giản

Bức tranh cuối cùng cũng là về mẹ và có màu sắc đơn giản

Nếu như bé tỏ ra thờ ơ với những thứ xung quanh mình, sự quan tâm của bé có thể được khơi gợi thông qua những tác động từ sở thích của những người bạn cùng chơi. Phải nhờ chính cái tác dụng khơi gợi lạ lùng đó, nghĩa là thông qua sở thích của những trẻ khác, thì ta mới có thể đánh thức được sự quan tâm của bé tính nước được. Ta có thể thấy một sự tương đồng ở đây: một bên là sự thức tỉnh của mối quan tâm trong trẻ tính nước khi bé ngẫu nhiên chứng kiến những mối quan tâm của các bạn khác, hoặc là khi bé chia sẻ mối quan tâm với các bạn chơi cùng; và một bên là sự đồng cảm, sự sẻ chia về hoàn cảnh của một người khác đã gây tác động lên trẻ tính đất.”