[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 33: Ta cần làm gì khi nuôi dưỡng bé tính khí?
Rudolf Steiner đã đưa ra hai gợi ý chính sau để ta có thể hiểu cách cư xử với một trẻ tính khí. Một mặt, chúng ta phải chắc chắn rằng trẻ luôn được hòa mình vào thật nhiều thứ mà trẻ yêu thích. “Nói chung thì ta có thể dễ dàng kích thích được sự quan tâm của bé bằng một món này hay món nọ, nhưng nó cũng sẽ mau chóng mất đi. Tuy nhiên, sẽ có một mối quan tâm bền vững ngay cả bên trong đứa trẻ tính khí ấy. Và ta phải luôn nhớ rõ về cái sự quan tâm đặc biệt ấy của trẻ.” Ví dụ như, trẻ rất thích con thú cưng của mình, và rồi chăm sóc nó thường xuyên – đi mua thức ăn, chuẩn bị bữa ăn, cho nó ăn uống, chải chuốt cho nó – thì thông qua đó, bé có thể rèn luyện chính cái phẩm chất mà bé đang thiếu nhiều nhất: sự kiên trì. “Dù cho bé thích bất cứ cái gì thì chúng ta cũng đều phải cố gắng quan tâm đến nó. Đứa trẻ phải học được cách sử dụng tính lạc quan của nó.”

Những bông hoa đậu săng vàng óng dưới nắng mặt trời
Mặt khác, có lẽ chúng ta cũng đang mong chờ được nghe thêm về nguyên tắc liên quan đến việc để cho bé gần một bạn có cùng khí chất để “làm giảm bớt” tính khí của mình. Chúng ta có thể khám phá thêm về ý này trong đoạn sau: “Chúng ta nên để cho trẻ tính khí bận rộn thường xuyên với những thứ mà có thể truyền được cho bé một sự quan tâm, cho phép bé được là một người tính khí, những thứ không đáng để cho bé duy trì lâu dài sự quan tâm của mình. Ta phải để cho chúng gây ảnh hưởng (trong một giai đoạn ngắn – tác giả) lên bản chất tính khí của trẻ, gây tác động lên trẻ. Và rồi ta phải mang chúng đi mất để cho trẻ mong muốn được gặp lại chúng, và sau đó ta có thể mang chúng lại cho trẻ một lần nữa.”

làm sân chơi
Theo như ý trên, chúng ta có thể nghĩ tới các loại đồ chơi. Chúng hoàn toàn phù hợp cho trẻ tính khí và có thể làm cho trẻ cảm thấy thích thú chỉ trong một thời gian ngắn. Một điều quan trọng và có thể mang lại giá trị giáo dục cho trẻ chính là việc ba mẹ của trẻ hãy khéo léo giấu đồ chơi của bé một thời gian và rồi đem chúng ra trở lại sau đó, nhằm mục đích phục hồi lại cảm giác thích thú của bé (cũng chỉ nên trong một thời gian ngắn mà thôi). Trẻ sẽ lại cảm thấy hài lòng với món đồ chơi, và người lớn chúng ta lại có cơ hội theo dõi trẻ vui chơi một cách chăm chú hơn – một bài tập tự giáo dục hữu ích.

Vườn cây xanh mát
“Một điều quan trọng là ta phải tìm cho trẻ tính khí những đồ vật cho phép trẻ thể hiện được tính khí của mình. Vì thế, nếu như chúng ta thu hút được những đặc tính đang tồn tại bên trong bé (tính khí) thay vì những đặc tính không tồn tại, chúng ta sẽ thấy rằng – và thực tế sẽ chứng minh điều này – rằng thật ra, những sức mạnh của tính khí thực ra sẽ cho phép bản thân nó bị thụ hút bởi những thứ mang tính nghiêm túc. Điều đó có thể đạt được thông qua một con đường gián tiếp.” Điều này có nghĩa là ta không nên cố bắt trẻ phải yên lặng và ngồi yên tại chỗ một lúc lâu. Như chúng ta đã biết từ trước: thông qua tình yêu và sự tận tâm dành cho người giáo viên hoặc một người khác ở quanh trẻ, thì trẻ cũng sẽ học được cách tỏ ra quan tâm một cách sâu sắc hơn, và kết quả là trẻ sẽ đạt được tiến bộ về sự kiên trì của mình. “Vì thế chúng ta có thể phát biểu rằng tốt nhất trẻ tính khí phải được nuôi dưỡng và chỉ bảo bởi một người thầy mạnh mẽ, bởi một người mà có thể cho trẻ thấy những khía cạnh tính cách bên ngoài mà qua đó, trẻ có thể phát triển tình yêu của mình. Tình yêu dành cho một cá nhân chính là phương thuốc hữu hiệu nhất dành cho trẻ tính khí.”
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...