[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 52: Cách dạy môn Hoá Học cho từng khí chất ở lớp 7

Môn hóa học của lớp 7

Nhằm hiểu được một ví dụ khác về cách mà một người giáo viên đứng lớp có thể làm cho các học trò của mình nhận thức được về các nguyên tố cơ bản và đồng thời liên hệ đến các khí chất khác nhau, chúng ta hãy cùng xem một trong số những bài học đầu tiên về môn hóa học học của lớp 7, nội dung tập trung về chủ đề “ngọn lửa”.

 

Sau khi quan sát ngọn lửa từ một đống cây lớn vào hai ngày đầu tiên trong tiết học chính và cho những học trò của mình xem những phần khác nhau của một cái cây (cành, lá, rễ, các nhánh to và nhỏ) bốc cháy một cách khác biệt như thế nào, chúng ta cũng sẽ để cho chúng quan sát rằng ngọn lửa sẽ trông như thế nào ở phần ngoài cùng, phần giữa và phần dưới cùng; sau đó chúng ta sẽ chỉ ra rằng có bốn loại lửa khác nhau. Chúng có một mối quan hệ đến với bốn nguyên tố cơ bản, và vì thế chúng ta có thể nói rằng ngọn lửa tồn tại qua bốn dạng “kiểu đất”, “kiểu nước”, “kiểu khí” và “kiểu lửa”.

Sân cát năm đầu tiên_thumbnail

Sân cát năm đầu tiên_thumbnail

Và rồi chúng ta sẽ đốt bốn loại vật liệu khác nhau trước mặt bọn trẻ, bắt đầu bằng một bánh than củi nhỏ hoặc là vài mẩu than cốc. Chúng ta sẽ đặt chúng vào trong một chiếc hộp phù hợp trên bàn thí nghiệm và rồi chúng ta sẽ đốt chúng bằng đèn đốt Bunsen. Ta sẽ phải đợi một lúc lâu để cho chúng bắt lửa, và khi mà ngọn lửa nhỏ đã xuất hiện thì chúng ta sẽ lấy cái đèn đốt ra bởi vì lúc này phần than đã cháy rồi. Chúng ta sẽ thấy được rằng ngọn lửa sẽ dần rút lại vào bên trong và miếng than sẽ sáng lên. Bọn trẻ sẽ nhận xét rằng đây là một ngọn lửa yên lặng, kín đáo và không phô trương. Nó sẽ rút lại vào bên trong và ta khó có thể thấy được nó ở phần bên ngoài. Các bé tính đất sẽ được nghe những phần trình bày và trong tiềm thức sẽ cảm thấy rằng mình có liên quan đến chúng. Chúng ta có thể gọi đây là ngọn lửa “kiểu đất”.

 

Trong thí nghiệm thứ hai, chúng ta sẽ chuẩn bị cồn biến chất và sau đó gắn một tấm ván dài vào một cái giá đỡ sao cho nó sẽ nghiêng xuống dưới và đổ vào trong một cái bồn rửa. Và rồi chúng ta làm cho căn phòng trở nên tối hơn và cho một muỗng cồn biến chất lên trên tấm ván đó, và nó bắt đầu chảy xuống dưới theo hình gợn sóng. Chúng ta sẽ giữ một que diêm đang cháy ngay phía trên, và rồi nó sẽ bắt lửa, và ngọn lửa sẽ cháy từ từ xuống theo hình gợn sóng kia. Chúng ta sẽ để cho các bé miêu tả những gì mà chúng thấy, rồi ta sẽ tắt hết bóng đèn để căn phòng trở nên tối hoàn toàn và lặp lại cái thí nghiệm kia. Thật là ấn tượng: Chúng ta sẽ thấy một ngọn lửa xanh cháy chầm chậm di chuyển theo hình gợn sóng đi xuống cái bồn rửa, và sau khi ngọn lửa đã tắt, chúng ta sẽ khám phá được một vệt nước trên tấm ván do cồn để lại. Bọn trẻ sẽ cảm thấy rằng mình nên gọi đây là một ngọn lửa “kiểu nước” – mang yếu tố của tính nước.

 

Ở thí nghiệm thứ ba, chúng ta sẽ cầm một cái túi đi chợ bằng giấy có cân nặng vừa phải, đặt úp nó lên trên cái đèn đốt khí gas (cái đèn đang tắt nhưng bên trong nó chứa đầy khí gas) và để cho khí gas từ từ đi vào trong cái túi, đồng thời ta sẽ dùng hai tay giữ chặt miệng túi ngay trên đầu cái đèn. Khi cái túi đã đầy khí thì ta sẽ rút nó ra thật nhanh, đưa nó lại gần một ngọn nến đang cháy và rồi lắc cái túi ngay lập tức để cho khí gas sẽ bay xuống ngọn lửa. Nó sẽ ngay lập tức bốc cháy, và ta có thể nhìn thấy quả cầu khí gas rực lửa trong thoáng chốc. Bọn trẻ sẽ có thể miêu tả đặc tính của loại lửa này như sau: nhanh, chỉ tồn tại trong giây lát, như một tia chớp, tỏa sáng; chúng ta sẽ gọi đó là một ngọn lửa “kiểu khí”. Đây chính là tâm trạng tương ứng với những bé tính khí vô tư.

Các ba và các thầy cùng nhau làm sân chơi cho năm học mới

Các ba và các thầy cùng nhau làm sân chơi cho năm học mới

Thí nghiệm thứ tư sẽ cho các bé thấy rằng có những vật liệu dưới mặt đất sở hữu một sức mạnh bắt lửa mạnh mẽ đến nỗi mà ngay cả nước cũng không thể nào dập tắt được chúng. Để làm thí nghiệm này, chúng ta lấy một cái lon cũ bằng thiếc và rồi đổ dầu hỏa đến phân nửa cái lon. Sau khi chúng ta đã chuẩn bị các biện pháp phòng bị cần thiết (một xô cát để dập lửa, kính bảo vệ, đứng ở một khoảng cách an toàn), chúng ta sẽ đốt cái lon dầu đó lên và một ngọn lửa đầy sức mạnh sẽ bắt đầu bùng cháy. Làm thế nào để chúng ta dập được nó? Dùng nước theo như thông lệ? Chúng ta hãy thử xem nào: Từ một khoảng cách chừng 2m, chúng ta sẽ xịt nước vào trong ngọn lửa bằng một cái bình xịt, nhưng ngọn lửa không tắt mà lại còn cháy to hơn, và bởi vì phần nước phun ra sẽ ngay lập tức bị bốc hơi và lan ra khắp xung quanh nên ta phải giữ một khoảng cách an toàn. Thậm chí khi ta dùng nhiều nước hơn thì ngọn lửa từ dầu hỏa kia cũng không thể nào bị dập tắt, nhưng mà một xô đầy cát sẽ làm được việc này ngay lập tức. Một thí nghiệm với kết quả như thế sẽ thật sự gây ấn tượng cho các bé tính lửa. “Thật là tuyệt vời. Hồi hộp và thú vị quá đi!” Chúng ta có thể gọi ngọn lửa dầu hỏa là ngọn lửa “kiểu lửa”.

 

Trong các giờ hóa học, chúng ta sẽ làm hai thí nghiệm như trên trong một ngày và rồi để cho các bé miêu tả về chúng. Chúng ta nên dành thời gian trong ngày kế tiếp để khám phá bốn nguyên tố cơ bản trong các thí nghiệm này, chứ không phải là ngay sau khi chúng ta vừa làm thí nghiệm xong.