[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 55a: Khí chất trong đời sống gia đình: Tính khí
Những điều mà chúng ta đã đề cập từ đầu cho đến giờ, vốn liên quan đến những cách thức riêng biệt của giáo viên về cách cư xử với các khí chất của học trò, cũng đúng trong đời sống gia đình. Trong phần sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét đến các khí chất qua các tình huống khác nhau trong gia đình.
Trẻ tính khí
Trẻ sẽ tỏ ra hài lòng nếu như những người lớn tại nhà đối xử với trẻ kèm vẻ mặt ân cần, thân thiện và vui vẻ. Dù sao thì trẻ vẫn thường đáng yêu và dễ thương; và bởi tình yêu của trẻ dành cho ba mẹ, một đứa trẻ như vậy có thể học cách để làm những việc vặt trong nhà hay là những công việc mà trẻ được nhờ vả. Thế nên theo thời gian, trẻ sẽ dần dần có được sự bền bỉ, tỏ ra kiên trì hơn, và như vậy thì trẻ sẽ khắc phục được đặc tính tính khí quá mức của mình.
Một người mẹ hoặc người ba nếu cũng mang tính khí sẽ cảm thấy thật dễ dàng để tỏ ra ân cần và vui vẻ với trẻ, mang đến một hình mẫu phản chiếu lại những đặc tính chung với trẻ và tạo ra ảnh hưởng hài hòa cho nhau. Tuy nhiên, những ông bố bà mẹ ấy phải tự lực để có thể thể hiện được sự kiên trì. Một môi trường gia đình không mang tính nước quá mức cũng có thể giúp cho trẻ tính khí cảm thấy thật dễ chịu và thân thiện.

Gian hàng Tết của các con
Trái lại, đó sẽ không phải là một việc dễ dàng cho các ba mẹ mang tính đất hoặc tính lửa để cư xử với một thái độ vui vẻ và một sự hiểu biết đầy đủ dành cho tình yêu cuộc sống của trẻ tính khí, bởi vì – khi họ cứ bám lấy khí chất của mình – họ sẽ nhanh chóng nhìn thấy lỗi lầm của trẻ: Một phụ huynh tính đất sẽ có xu hướng trách mắng trẻ bởi những công việc không đủ cẩn thận của bé, và một phụ huynh tính lửa sẽ nổi giận bởi trẻ sẽ làm rất nhiều việc nhưng chẳng hoàn thành được chúng.
Với các phụ huynh tính nước, trẻ tính khí sẽ cảm thấy thoải mái. Bé sẽ có nhiều không gian tự do để theo đuổi những sở thích phong phú của mình. Sự thoải mái và ấm cúng của một gia đình như thế sẽ là một tổ ấm yên bình và an toàn để bù đắp cho tất cả sự nhanh nhảu của bé. Nhưng bé sẽ phải đi qua một nơi khác để tìm những lời khuyên bảo nhằm đào sâu hơn nữa những ý tưởng cũng như phát triển sở thích của mình một cách nghiêm túc hơn. Thỉnh thoảng, mọi thứ trong nhà cũng sẽ trở nên nhàm chán.

Túi sáo do các bạn dệt
Nhưng nếu như chúng ta thật sự muốn giúp trẻ tính khí và tỏ ra công bằng với phần bên trong của bé, ta cần phải biết tự giáo dục mình với một mức độ nhất định – xuất phát từ tình thương của ta cho bé. Nếu thành công, trẻ sẽ học được cách khắc phục điểm yếu của mình, đồng thời các phụ huynh sẽ đạt được nhiều lợi ích lớn lao khi họ sẽ làm hài hòa chính khí chất của mình. Ta sẽ tự mình trở thành một người tính khí cùng với trẻ, và điều đó có nghĩa là từ bốn khí chất ở bên trong, phụ huynh sẽ học cách để phát triển chính khí chất chưa được phát huy trước đó. Các vị phụ huynh cũng có những thứ cần phải học, chứ không phải chỉ mình trẻ – thật là một động lực lớn lao! Chúng ta đã từng chứng kiến điều này một vài lần.
Một đề xuất khác nữa là: Bởi vì những trẻ tính khí ưa thích ngắm nhìn mọi vật (tranh vẽ, đồ vật, con người, con thú, cây cối) nhưng lại nhanh chóng cảm thấy chán, thế nên điều thật quan trọng đối với trẻ là trẻ phải dần dần học được khả năng quan sát những sự vật đáng chú ý một cách kỹ lưỡng với một sự tập trung, càng lâu và liên tục càng tốt. Ví dụ như: một bức tranh thú vị với nhiều chi tiết nhỏ đang treo trên tường – hoặc ta có thể đưa nó để cho trẻ tính khí quan sát. Chúng ta có thể nhờ bé xem xét nó một cách cẩn thận và rồi tả lại mọi thứ bé thấy. Bé có thể khám phá và miêu tả một vài thứ mà bé thấy rằng chúng thật thú vị. Khi bé tin rằng mình đã để ý đến mọi thứ rồi, phụ huynh có thể chỉ ra chi tiết này hoặc chi tiết khác, đặt ra những câu hỏi cho bé và hướng sự chú ý của bé đến tất cả mọi thứ mà bé chưa khám phá ra. Nếu như trong bức tranh đó có người, chúng ta có thể miêu tả tường tận rằng họ đang làm gì, đang mặc gì, đang đứng ở đâu, v.v… để cho vị khách thưởng tranh nhỏ bé kia có thể chú ý đến tất cả mọi thứ mà bé đã bỏ qua. Chúng ta cũng có thể nhờ bé để ý đến tất cả mọi vật trong thiên nhiên khi đi dạo hoặc là khi đi ra ngoài chơi để mài dũa khả năng quan sát của bé.

Chơi ô ăn quan cùng ba mẹ nè
Ta có thể dễ dàng nhận ra được rằng không chỉ có bé tính khí mà các vị phụ huynh cũng sẽ có những lợi ích từ những bài tập như thế này! Chúng ta cần phải dành thời gian cũng như sự điềm tĩnh trong nội tâm cho việc này. Nếu như chúng ta được khuyến khích để tập quan sát một cách kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển những sở thích mới, và đồng thời chúng ta sẽ học được cách để hiểu trẻ rõ hơn. Thông qua quá trình tự phát triển bản thân này, phụ huynh sẽ gây ra ảnh hưởng làm kích thích quá trình tự giáo dục của trẻ, tạo thành một vòng tròn khép kín.
Cuối cùng, ta có thể đề cập đến lời đề nghị của Rudolf Steiner: đó sẽ là một điều thật có ý nghĩa đối với những trẻ tính khí khi mà người giáo viên miêu tả mọi thứ trên thế giới này theo một cách thức thật sự tạo ra một ấn tượng với chúng. Một điều quan trọng – thậm chí là cần thiết – đối với giáo viên nữa là hãy thêm vào trong đó một chút “gia vị”, ví dụ như là một lời nhận xét hoặc một câu chú thích hài hước. Chắc chắn là chúng sẽ hữu ích đối với mọi đối tượng người nghe, nhưng nó đặc biệt hữu ích cho khả năng của trẻ tính khí để trẻ có thể tiếp thu được những điều mà trẻ đang nghe! Thế nên thật dễ hiểu khi mà những lời giải thích nhạt nhẽo sẽ không những làm cho trẻ cảm thấy khó chịu mà còn làm cho trẻ tỏ ra sao nhãng hơn.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...
Môn...