[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 54: Giờ kể chuyện của năm lớp Tám theo các khí chất
Giờ kể chuyện của năm lớp Tám
Tuân theo chương trình giảng dạy của trường Waldorf, giáo viên chính trong năm lớp Tám sẽ làm việc với học trò của mình nhằm xác định được bốn cách thức kể chuyện và hành văn của các tác giả nổi tiếng dựa trên nền tảng của các khí chất. Các bạn học sinh sẽ nghiên cứu các cách thức kể chuyện khác nhau của các tác giả lớn nhằm xác định xem khí chất nào có thể là đặc điểm của từng cách thức ấy (chứ không phải nội dung). Thế nên giáo viên sẽ đối mặt với hai việc cùng một lúc: giới thiệu cho học trò của mình những điểm cơ bản về các loại khí chất cũng như là làm việc cùng chúng để tìm ra những điểm đặc trưng cho các cách thức kể chuyện khác nhau. Vì vậy, trước tiên chúng ta sẽ cố gắng để truyền tải cho học trò của mình một ấn tượng sống động về đặc tính quan trọng nhất của bộ tứ khí chất này và rồi cả các sự kết hợp của chúng với các khí chất nằm cạnh bên.
Bởi vì bốn nguyên tố cơ bản đã được thảo luận trong những giờ hóa học ở lớp Bảy và lớp Tám – gồm việc chúng có tầm quan trọng như thế nào với những người Hy Lạp để giúp họ nhận ra được các quy luật của vũ trụ – các bạn học sinh bây giờ sẽ được nhờ để đặt các khí chất vào vị trí liên quan đến các nguyên tố cơ bản. Chúng sẽ nhanh chóng khám phá ra sự liên kết của tính lửa đến nguyên tố lửa, và trong tính khí thì chúng sẽ thấy đặc tính vô tư, hay thay đổi của nguyên tố khí. Cuối cùng, chúng cũng sẽ nhận ra được sức nặng – hay là nguyên tố đất – đang đè một cách mạnh mẽ lên tính đất, trong khi đó thì các bạn tính nước lại có các quá trình mang đặc điểm của chất lỏng bên trong, ví dụ như là hạch bạch huyết, nhờ vào sự điềm tĩnh của bạn.

Chèo thuyền đi vớt các bạn chơi zipline
Đến bước thứ hai, chúng ta sẽ cố gắng để tìm ra những đặc tính về văn phong trong các bài văn dựa trên kiến thức này. Bài tập này đòi hỏi các bạn học sinh sẽ phải nghiên cứu và tìm ra các phong cách khác nhau trong khi các bạn đang học nhằm cảm nhận được cách một tác giả đã cấu trúc các câu văn như thế nào và khí chất nào có thể được thể hiện trong cách cấu trúc câu như thế. Vì thế mà cả lớp sẽ quan tâm đến hình thức của một đoạn văn kể chuyện hơn – thay vì đến nội dung và ý nghĩa của nó. Để bắt đầu, tôi sẽ trình bày cách làm thế nào mà một người có thể kể ra một câu chuyện theo bốn cách khác nhau, được tô điểm dựa trên các khí chất, như cách mà các giáo viên đã thực hiện trong vòng nhiều năm nhằm hướng đến các nhóm các bé khác nhau. Sau đó thì chúng ta sẽ chuyển sang các ví dụ từ các tác phẩm nổi tiếng.
Điều đầu tiên mà bọn trẻ ghi chú từ bài thuyết trình của tôi về các đoạn văn chính là cách kể chuyện theo kiểu tính lửa, vốn được chúng tóm tắt lại trong các quyển sách về bài học chính như sau: các câu ngắn gọn – câu theo kiểu trực tiếp hơn – thường xuyên dùng dấu chấm than, thế nên sẽ có nhiều dấu chấm than – sử dụng thì hiện tại – các động từ nổi bật hơn – phần đầu của câu được nhấn mạnh – ngôn ngữ có thể nghe chắc chắn, cứng rắn và cộc cằn.
Tất cả những điều này ngay lập tức sẽ trở nên rõ ràng khi ta lắng nghe khổ đầu tiên bản ballad “Vật Làm Tin” (Die Bürgschaft) của Schiller:
The tyrant Dionys to seek,
Stern Moerus with his poniard crept;
The watchful guard upon him swept;
The grim king marked his changeless cheek:
What wouldst thou with thy poniard? Speak!”
“The city from the tyrant free!”
“The death-cross shall thy guerdon be.”

Ba em trồng khoai lang đào lên thấy khoai mì
Chỉ bằng một vài từ, Schiller đã cho chúng ta thấy được toàn bộ câu chuyện trong một khổ duy nhất – thật khó mà tưởng tượng ra việc làm thế nào để làm cho nó trở nên súc tích hơn được!
Dựa trên lời miêu tả của tôi về tính khí, các học trò lớp tôi đã có thể nhận dạng ra được nhiều đặc điểm của khí chất này – dù đôi khi tôi phải trợ giúp một ít. Những đoạn ghi chép của bọn trẻ bộc lộ rằng những lời miêu tả đó trông thật sáng sủa và nhẹ nhàng – câu văn nổi lên trên theo đúng nghĩa đen – sự tò mò cũng xuất hiện trong đó – có nhiều đoạn miêu tả khác nhau: những gì mà người ta nghe thấy, nhìn thấy, nếm được – có thể cảm thấy nhiều sự thay đổi và chuyển động – những ấn tượng sẽ thay đổi một cách nhanh chóng – lời tường thuật trông thật nhẹ nhàng – những chi tiết được đưa ra nói về những thứ mà ta có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận. Những đặc tính của tính nước và tính đất có thể được khám phá theo cùng một cách tương tự như thế.
Có một điều rất thú vị là ta hãy để cho học trò viết ra một câu chuyện của chính mình theo một phong cách kể chuyện khác. Ta có thể chọn chủ đề sau: Một người đã ngủ dậy trễ nhưng anh ta phải đón một chuyến tàu (hoặc là các phương tiện di chuyển khác) đúng giờ. Kết quả sẽ là những câu chuyện thật vui nhộn! Bọn trẻ sẽ không thể lúc nào cũng thành công để tập trung một mình vào việc xây dựng cấu trúc câu. Nhưng chúng cũng đã đi được vào bên trong các khí chất khác, thế nên một trẻ tính lửa – người thường xuyên muốn nổ tung nổi giận khi đi học trễ – phải miêu tả cách thức một người tính nước chẳng hề tỏ ra phiền lòng khi anh ta dậy trễ, mà thay vào đó anh ta sẽ rất bình tĩnh đợi chuyến tàu kế tiếp và không hề tỏ ra vội vã. Từ lần này sang lần khác, những bài tập này sẽ mang đến nhiều niềm vui và sự thích thú.

Bông hoa hồng thiệt sự cực đẹp
Việc ta giải quyết một cách triệt để với các khí chất khi ta học về các phong cách kể chuyện trong một chuỗi bài học Tiếng Anh cho năm lớp tám chính là thời gian để hiểu sâu hơn về chính mình cho cả giáo viên và học sinh. Học sinh sẽ nhận thức được khí chất chủ đạo của mình hoặc là những sự kết hợp khí chất khác nhau và nhận ra những đặc tính đặc trưng của những người bạn cùng lớp cũng như giáo viên của chúng. Nhưng tôi luôn tránh việc nói chuyện với học trò của mình về chính khí chất của chúng, bởi vì điều đó sẽ làm cho những bạn nhỏ cảm thấy không an toàn và không chắc chắn về bản thân. Chuỗi bài học chính này có một tầm quan trọng đặc biệt trong năm lớp tám.
Để tóm tắt lại những lời đề nghị đa dạng của chúng ta về những cách để cư xử một cách thực tiễn với các khí chất, chúng ta có thể nói rằng những người giáo viên được trao rất nhiều cơ hội trong các môn học khác nhau để cư xử với bốn loại đặc tính này và, trong quá trình đó, giúp đỡ bọn trẻ khắc phục được sự mất cân bằng của chúng. Những giáo viên thực hiện theo cách thức này cũng sẽ trải nghiệm được rằng họ sẽ trở nên ngày càng sáng tạo và khéo léo hơn, sẽ học được cách để sắp xếp và thiết kế các bài học theo một cách sống động và nghệ thuật hơn.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Môn...
Môn...
Môn...
Môn...