[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 12: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tính lửa không được kiểm soát?
Ở phần trên, chúng ta đã tập trung vào các phẩm chất tích cực, đáng ngưỡng mộ của từng khí chất nhằm hình dung ra những hiện tượng cơ bản dành cho các phân tích sâu xa hơn. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, Hippocrates đã đạt được sự thấu hiểu từ những người có ít hoặc thậm chí là mất hẳn khả năng điều khiển những khí chất bên trong họ.
Lý thuyết về các khí chất đề cập đến “những mối nguy hiểm nhỏ bé và to lớn”, và chúng ta nên ghi nhớ rằng những mối nguy hiểm “nhỏ bé” có thể dần dần nhường bước cho thứ “to lớn” nếu như chúng không được kiểm soát. Ta có thể tưởng tượng ra sự thật ấy như thế này: Thay vì một người có thể kiểm soát được khí chất của mình và quản lý được nó, giống như cách mà một người nài ngựa làm cho con ngựa của mình cảm thấy rằng mình đang được điều khiển, thì họ có thể bị chi phối bởi khí chất của mình để rồi họ trở nên mất kiểm soát. Đây là những mối nguy hiểm mà chúng ta sẽ xem xét.

Những bức tranh màu nước tươi đẹp sẽ gìn giữ tâm hồn cho các con
Tính Lửa khi mất kiểm soát
Để bắt đầu, hãy tưởng tượng ra một tình huống với một người có tính lửa cực mạnh, một người sở hữu nhiều “ngọn lửa phía trong” anh ta, và hãy cùng quan sát anh ta từng bước đánh mất kiểm soát như thế nào.
Anh ta sắp sửa ra khỏi nhà và rồi chuông điện thoại reo. “Cái điện thoại ngu ngốc!” Như mọi khi, anh ta đang rất gấp gáp, vì vậy mà sự tập trung của anh đã bị ngắt quãng bởi cái điện thoại kia. Làm thế nào mà lại có người gọi cho anh lúc này chứ?! Ngu xuẩn! Tính nóng nảy của anh bắt đầu xuất hiện: Anh ta cảm thấy mình như sắp phát nổ đến nơi; cổ, má và rồi cả cái đầu của anh ta bắt đầu đỏ lên. Anh ta tiến lại gần và nhấc ống nghe lên, trả lời điện thoại – một cách khá cộc cằn – nói ngay rằng anh ta không có thời gian.
Anh ta hỏi họ số điện thoại, và muốn viết nó ra, nhưng không thể tìm được một cây viết! Cơn giận đỏ mặt đã lan sang phần tai; lửa giận – từ cái ngọn lửa phía trong đang dần cháy lên kia – bắt đầu chế ngự lấy anh ta! Những tiếng chửi thề và văng tục sẽ giúp anh ta dịu xuống …. “Ồ, có cây viết kia rồi! Ơn Chúa!” Anh ta giờ có thể thở phào nhẹ nhõm! Nhưng rồi “ngọn núi lửa” lại bùng nổ: “Cái thứ khốn nạn này không viết được, hết mực rồi!!!” Anh ta bắt đầu chửi bới, nguyền rủa, ném cây viết xuống sàn nhà, đạp lấy nó, dẫm lên “cái thứ ngu ngốc ấy” hết lần này đến lần khác, lăng mạ một trong số những người thân mà phải chịu trách nhiệm cho số phận hẩm hiu của anh (chúng ta có thể ví nó như dung nham từ một ngọn núi lửa phun ra), rồi nhanh chóng túm lấy cái cặp táp, phóng ra khỏi nhà và đóng sập lại cánh cửa phía sau!

Rước đèn trung thu màu nước
Ở đây chúng ta có thể thấy rõ ràng cách mà những sức mạnh từ thiên nhiên của ngọn lửa đã hoạt động bên trong một con người như thế nào nếu như anh ta không thể nào chế ngự được nó. Nhưng cũng như một ngọn lửa sẽ tắt ngúm nếu như không còn gì để đốt nữa, người tính lửa cuối cùng cũng sẽ dịu xuống, nhận ra được việc ấy và rồi sau đó – trong nhiều trường hợp thì không cần phải chờ đến hôm sau – hối tiếc về hành động của mình. Và rồi anh ta cảm thấy thật cần thiết phải sửa chữa những gì mà anh ta đã làm cho anh bạn thân của mình, vì những lời mà anh ta đã “phát” ra với cái ngọn lửa của mình, mặc dù phần lớn trường hợp anh ta không thể nhớ chính xác những gì mà anh đã nói hoặc làm.
Chúng ta có thể thấy từ ví dụ này tầm quan trọng của việc làm việc với các khí chất mỗi ngày, để đạt được một sự thấu hiểu cơ bản trước khi chúng ta có thể thực hành với các khí chất khác nhau. Bởi vì theo ý của tôi, sẽ đặc biệt khó khăn với một người mang một “tính lửa mạnh mẽ” để họ điều khiển được những tính huống ngoài xã hội và được ai đó thấu hiểu (tôi đã đề cập đến kiểu khí chất này chi tiết hơn một chút so với các khí chất khác bên dưới).

Những hình ảnh trong bức tranh màu nước sẽ luôn mờ ảo
Chúng ta có thể xem mối nguy hiểm nhỏ của loại khí chất này như là một sự cáu kỉnh, hoặc là xu hướng hay giận. Và mối nguy hiểm to hơn sẽ là những “cơn thịnh nộ” hay là “sự điên cuồng”, nhưng những cơn giận dữ bộc phát hoặc là sự nóng nảy cũng được xếp vào dạng này khi ai đó đang giận sôi sùng sục hay đang thực sự điên tiết.
Nhiều người có thể từng trải qua một cơn giận dữ đơn lẻ mà không phụ thuộc vào khí chất của họ, và ta không thể xem họ là một người tính lửa chỉ vì điều này. Chỉ khi nào mà cơn giận dữ bộc phát thường xuyên và cuối cùng trở thành thói quen thì lúc ấy mới có thể xem họ là một người “dễ nổi giận”. Trong ví dụ này thì tất cả các giai đoạn đã được mô tả, từ một cơn giận theo cảm xúc đến thói quen hay tức giận bùng phát và cuối cùng là một cơn thịnh nộ.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...