[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 51: Cách dạy môn Địa Lý cho từng khí chất

,

Môn địa lý

Địa lý là một môn học khác đặc biệt thích hợp để ta có thể giảng dạy cho bọn trẻ thông qua các phần mô tả và kể chuyện đầy hình ảnh. Chúng ta có thể miêu tả các kiểu phong cảnh đa dạng trên trái đất và cách mà người dân ở đó sống và làm việc. Chúng ta sẽ nói về những người bản xứ khác nhau, và cả về cuộc sống của những nhà thám hiểm. Khi thực hành, chúng ta sẽ có vô số cơ hội để sử dụng bốn nguyên tố cơ bản để đề cập đến các khí chất khác nhau.

 

Khi chúng ta nghiên cứu về những bức tranh mà học trò của tôi đã vẽ về cảnh trên đảo Hallig, một vài bạn đọc đã nghĩ rằng một cuộc sống cô độc như vậy không thể nào là dễ dàng cho các bé tính khí được (dù các bé tính khí cũng được sinh ra và lớn lên ở đó!). Nhưng chúng ta sẽ không thực hiện những kiểu quan sát như thế trong giờ học địa lý. Thay vào đó, chúng ta sẽ dùng trí tưởng tượng của mình để ngấm vào bên trong các kiểu phong cảnh khác nhau và rồi, như một người nghệ sĩ,  “tô điểm” hoặc vẽ chúng ra cho một loại khí chất nhất định khi chúng ta miêu tả về chúng.

Những bông hoa "táo" nở rộ thật đẹp trong ngày sinh nhật

Những bông hoa “táo” nở rộ thật đẹp trong ngày sinh nhật

Một bức tranh phong cảnh miêu tả về dòng thủy triều lên và xuống, với những người dân điềm tĩnh và yên bình, với những người đánh cá và đoàn tàu của họ; một bức tranh như thế hoàn toàn phù hợp để ta giới thiệu nó theo phong cách của tính nước. Còn một vài kiểu phong cảnh phù hợp khác như là hình ảnh về các dòng sông, những ao hồ, các đại dương và cả những khu rừng rộng lớn với cây cối xanh tươi cũng như những thảo nguyên bát ngát màu xanh của các quốc gia khác, đó chính là nơi mà nguyên tố nước đang tồn tại một cách yên bình.

 

Chúng ta sẽ đề cập đến các bé tính lửa bằng cách miêu tả các kiểu phong cảnh mà trong đó, tính lửa đóng vai trò chủ đạo: những núi lửa với sức mạnh vĩ đại của nó. Nhưng còn có những hình ảnh khác từ thiên nhiên gây ấn tượng mạnh không kém mà ta có thể dùng chúng để miêu tả theo kiểu tính lửa: những thác nước nguy hiểm trên các con sông lớn; những vách núi dựng đứng và vực thẳm nơi các dãy núi; những núi đá và đỉnh núi cao chót vót; những cơn sóng đập ầm ầm và triều cường trên bờ biển; và cả nơi sa mạc đầy hiểm nguy.

Cây Phượng - hay ông Phượng - là một người bạn than quen của trường Lá. Ông cũng đến tham dự sinh nhật nha.

Cây Phượng – hay ông Phượng – là một người bạn than quen của trường Lá. Ông cũng đến tham dự sinh nhật nha.

Chúng ta có thể tác động lên các bé tính đất thông qua những lời miêu tả của mình bằng cách nêu rõ các phong cảnh thể hiện sự rộng lớn và bao la hoặc những nơi xa xôi và cách trở: đó là những vùng băng vĩnh cửu, những vùng sa mạc, những dãy núi cao, các hòn đảo hoặc là trên các đại dương. Chúng ta cũng nên miêu tả các tình tiết kể về cuộc sống của những nhà thám hiểm, những người đã hoàn thành những công việc có ý nghĩa thông qua lòng dũng cảm và nỗ lực hiếm có của họ.

 

Đối với những trẻ tính khí, chúng ta nên tả về các loại phong cảnh cho chúng nghe bằng những lời kể về con người sống ở đó và thuật lại công việc, những thói quen, những ngôi nhà và văn hóa của họ. Chúng sẽ cảm thấy đặc biệt thu hút khi chúng nghe về những loại phong cảnh thú vị, có nhiều đồi núi và đa dạng về chủng loại, và chúng đặc biệt quan tâm đến những chủng người khác nhau trên trái đất này. Chúng thích nghiên cứu các loại bản đồ, thích được làm các bài tập tưởng tượng về một chuyến đi và rồi thực hiện nó với các bạn trong lớp của mình – bằng cách đi theo những con đường được vẽ bên trong cuốn atlas của chúng. Trên những chuyến đi như thế, bọn trẻ sẽ được phép di chuyển bằng xe lửa, tàu thủy hoặc là máy bay.

Cùng nhau nghe kể chuyện về sinh nhật của Lá

Cùng nhau nghe kể chuyện về sinh nhật của Lá

Môn địa lý sẽ cung cấp cho chúng ta một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng đa dạng với tất cả những lời mô tả về các loại cảnh quan, đó là chưa kể đến những cảnh liên quan đến cuộc sống của người dân bản địa hay của những nhà thám hiểm. Một người giáo viên đầy trí tưởng tượng sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề gì trong việc đề cập từ lần này đến lần khác bốn khí chất dựa trên bốn nguyên tố cơ bản.

 

Tính nước: các thảo nguyên xanh ngát, các cánh rừng xanh tươi, những con sông lớn, mặt biển rộng bao la …

Tính đất: Các khối băng vĩnh cửu, những ngọn núi chót vót, những cảnh vật mang tính cô độc, bao la …

Tính lửa: Những ngọn núi lửa, các thác nước, những con sóng hung bạo, những dãy núi cao và vực sâu thăm thẳm …

Tính khí: Các dãy núi thấp, các dòng sông uốn lượn, nơi sinh sống của con người, các hoạt động của con người …