[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 45: Hành trình lần đầu lên núi Everest (Để cho các bé kể lại câu chuyện)
Như đã đề cập trong phần đầu của chương này, ta hãy để cho các bé kể lại từng phần của câu chuyện vào ngày hôm sau hoặc là hôm sau nữa. Giờ thì ta phải xác định và phân công xem bé nào sẽ kể lại phần nào. Trong bài học, quy tắc “lấy độc trị độc” đã được ta nhắc đến. Điều thú vị mà ta cần lưu ý ở đây là Rudolf Steiner đã đề nghị rằng ta nên áp dụng một nguyên lý khác vào buổi học trong ngày tiếp theo này. Ta sẽ không để cho các bé tính lửa kể lại chuyến chinh phục đỉnh núi đầy kịch tính kia, thay vào đó ta sẽ nhờ chúng miêu tả lại đoàn người đã tận hưởng không khí ấm cúng và thoải mái như thế nào tại khu lều trại.

Dự án dệt thiên nhiên trong block của các bạn lớp 2
Các bé tính nước phải là những bé kể lại câu chuyện về việc Hilary và Tenzing đã lên đến đỉnh núi bằng cách tận dụng hết tất cả sức lực của họ như thế nào, để cho chúng cảm nhận và thuật lại tình huống kịch tính đó và được thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua cách xây dựng lại câu chuyện. Điều này cũng sẽ được áp dụng cho các bé tính đất và tính khí. Các bé tính đất có thể kể lại phần mở đầu mang tính khí với tất cả các chi tiết khác nhau, để rồi bé có thể chuyển sự chú ý của mình từ trong ra phía bên ngoài và rồi chỉ quan tâm đến các sự kiện ở thế giới bên ngoài. Trong khi đó thì sẽ thật tốt cho các bé tính khí khi ta đặt chúng vào trong vị trí của những người đang chờ đợi ở Trạm Tám, những người đang có nhiều câu hỏi cũng như đang lo lắng suy nghĩ, và rồi chúng sẽ kể lại câu chuyện này bằng lời của chính mình.

Sản phẩm dệt thiên nhiên của các con sau khi hoàn thành
Vì thế mà chúng sẽ đi vào trong khí chất ít được thể hiện nhất bên trong chính mình. Bằng cách này, chúng sẽ trở nên năng động và sáng tạo hơn, một điều hoàn toàn khác với lúc chúng nghe giáo viên kể chuyện. Sự hòa hợp sẽ diễn ra trong chính các hoạt động nhận thức của chúng lúc kể lại câu chuyện. Trong khi đó thì lúc chúng lắng nghe, mọi thứ sẽ diễn ra bên trong tầng vô thức.
Trong phần sau chúng ta sẽ thấy rằng Rudolf Steiner sẽ áp dụng những khía cạnh đã được sử dụng tại đây sang các phần có liên quan khác nữa.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...