[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 15: Các khí chất khi trộn lẫn với nhau sẽ như thế nào?

Các khí chất khi trộn lẫn với nhau thì sẽ ra sao nhỉ. Điều này sẽ được trình bày ở khái niệm “ĐOÁ HỒNG KHÍ CHẤT nha. Mời mọi người đọc ạ.

“Đóa hồng Khí Chất” của Goethe và Schiller

Đoá hồng khí chất

Đoá hồng khí chất

Hai nhà thơ vĩ đại người Đức và cũng là hai người bạn thân của nhau, Johann Wolfgang von Goethe và Friedrich Schiller, có lẽ đã có những cảm hứng tuyệt vời khi họ đang cân nhắc về sự kết hợp khác nhau của các khí chất để tạo ra tổng cộng mười hai khía cạnh khác nhau. Họ cũng xác định được mười hai màu sắc tương ứng, nhưng chúng không được đề cập ở đây bởi vì mối liên hệ của chúng đến các khí chất không thể nào giải thích một cách dễ dàng được. (Trong chương sau chúng ta sẽ thấy được mối liên hệ đến bốn màu sắc).

 

Đầu tiên, ta thấy rằng tính đất được xếp lên trên và tính khí ở dưới cùng. Ta hãy cùng thử tìm hiểu xem hai nhà thơ làm thế nào để nghĩ ra và chọn các thuật ngữ thú vị để đưa vào trong đoá hồng.

Lễ Hội Mùa Thu 2020 của trường Lá, nơi mọi người đốt lửa trại và rước đèn ông sao

Lễ Hội Mùa Thu 2020 của trường Lá, nơi mọi người đốt lửa trại và rước đèn ông sao

Tính lửa + tính khí

Phẩm chất của một vị anh hùng được gán cho tính lửa một cách hợp lý. Những phẩm chất như sự cương quyết và nhiều nghị lực phù hợp với khí chất này. Nếu có một ít tính khí xuất hiện, thì người tính lửa sẽ trở thành một nhà thám hiểm. Điều này cho phép anh ta phản ứng tự nhiên một cách linh hoạt mạnh mẽ hơn khi hướng về mục tiêu của mình và đối mặt với các tình huống bất ngờ một cách vui vẻ.

Tính khí + tính lửa

Ta đã quen với người tính khí, một người cởi mở với thế giới xung quanh và quan tâm đến nhiều thứ khác nhau, đặc biệt là đến những người khác. Song song với điều này là một tình yêu to lớn: Cô ta là người yêu thích mọi thứ (lover). Nếu như trong đấy có một ít tính lửa – sự cương quyết hướng đến một mục tiêu – kết hợp với tính khí, thì việc tận hưởng niềm vui trở thành một mục tiêu và được cô ta theo đuổi một cách có ý thức hơn: cô ta sẽ trở thành một người lịch lãm (bon vivant), luôn biết cách tận dụng cái tốt đẹp nhất của cuộc sống.

Tính nước + tính khí

Hai nhà thơ đã hình dung ra rằng những người tính nước sẽ là những nhà sử học lý tưởng. Sau cùng thì, nếu như một người thường bận rộn suy nghĩ về quá khứ, họ sẽ không bị kích động bởi bất cứ thứ gì – họ có thể miêu tả về nó một cách điềm tĩnh, và trong khi họ viết thì thậm chí không cần phải nói bằng lời!

Nếu như một ít tính khí hòa vào trong, người tính nước sẽ trở thành một diễn giả hay nhà hùng biện. Tính khí sẽ tạo ra những làn sóng nhỏ trên mặt nước kia, mà lẽ ra nó phải là những dòng chảy êm đềm. (Tôi từng có một cậu học trò mang tính nước – khí, một bé rất khó mà ngăn lại được khi cậu ta đã bắt đầu huyên thuyên kể chuyện cho các bạn bên cạnh nghe. Một lần, khi tôi đang kể chuyện cho cả lớp, tôi đã nhắc cậu ta phải ngưng nói lại. Cậu ta đồng ý, và tôi tiếp tục câu chuyện của mình – và cậu thì tiếp tục câu chuyện của cậu. Tôi bảo cậu ta một lần nữa; cậu ta gật đầu trả lời, dừng lại một chút, và rồi lại tiếp tục nói. Khi tôi hỏi cậu ta tại sao lại cứ tiếp tục nói dù đã hứa im lặng, cậu ta trả lời một cách vui vẻ: “Vì con chưa kể hết chuyện mà.”). Người tính khí mang đầy trí tưởng tượng và có tài hùng biện sẽ trở thành một nhà thơ khi mà khí chất của anh ta hòa cùng với những nhịp điệu và cơn sóng từ tính nước.

Ngọn lửa luôn là nguồn gốc để kết nối con người lại với nhau

Ngọn lửa luôn là nguồn gốc để kết nối con người lại với nhau

Tính đất + tính lửa

Goethe và Schiller xem những người tính đất như là một người giáo điều, một nhà mô phạm, nghĩa là những người yêu thích trật tự và xem xét mọi thứ rất nghiêm túc và chính xác – hai phẩm chất rất quý giá. Những khía cạnh khác của khí chất này bao gồm sự đứng đắn, một năng lực trí tuệ mạnh mẽ và khả năng đồng cảm sâu sắc. Khi những đặc điểm của tính lửa như sự cương quyết và động lực được trộn lẫn với tính đất, một kết quả tích cực sẽ được hình thành: phẩm chất lãnh đạo. Anh ta sẽ trở thành một người thống trị – ngày nay ta có thể gọi họ là “ông chủ” – một vai trò mà người tính khí ít phù hợp nhất, bởi vì cô ta yêu mến tất cả nhân viên của mình và luôn cố gắng làm hài lòng mọi người. Liên quan đến sự kết hợp của tính lửa và đất, Goethe và Schiller cũng thấy bóng dáng của một người bạo chúa. Bất kỳ ai đã gặp phải những người như thế đều có thể xác nhận điều này.

Tính đất + tính nước

Nếu như tính đất hòa cùng với tính nước, thì những suy nghĩ sẽ bắt đầu chảy thành dòng, và anh ta sẽ trở thành một triết gia. Người tính nước điềm tĩnh, yêu chuộng hòa bình sẽ trở thành một giáo viên nếu như sắc thái thông minh nghiêm túc của tính đất hòa vào trong đó. Trong thời đại của Goethe và Schiller thì đây có thể là một sự kết hợp phù hợp. Nhưng Rudolf Steiner đã thuyết phục các giáo viên hãy làm hài hòa cả bốn khí chất bên trong họ và học cách làm chủ chúng đến một mức độ mà họ có thể trở thành người tính khí khi làm việc với trẻ tính khí, người tính lửa (nhưng phải tự chủ, không được tức giận) với trẻ tính lửa, và tương tự như thế với hai khí chất còn lại.

Tết trung thu em rước đèn đi chơi

Tết trung thu em rước đèn đi chơi

Đóa hồng khí chất có thể rất hữu ích để ta hình dung ra những sự kết hợp này. Nếu như ta nhớ lại rằng từng khí chất đang tồn tại trong mỗi người, thì ta sẽ không ngạc nhiên nếu như trong những tình huống nhất định, ta thấy một người phản ứng theo cách hoàn toàn khác biệt với những gì mà ta đang chờ đợi. Ta có thể thấy rằng họ đã ra quyết định theo kiểu như phần đã được mô tả trong một khu vực khác của đóa hồng khí chất.

 

Goethe và Schiller bằng trực giác đã chỉ ra mười hai tên gọi một cách khéo léo mà không cần phải bao hàm các khái niệm cơ bản mà chúng ta vừa khai thác. Nhưng ta sẽ vẫn tìm cách để đi sâu vào trong các khí chất và thấu hiểu chúng từ phía trong. (ở phần sau nhé)