[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 46: Các đề xuất khác liên quan đến việc giảng dạy Bài Học Chính
Ngoài thời gian kể chuyện cuối mỗi tiết học chính, chúng ta còn có thể tác động đến các khí chất của các bé bất cứ khi nào chúng ta miêu tả hay khắc họa bất cứ thứ gì. Các chủ đề phong phú mà chúng ta dùng trong các tiết học chính sẽ cho chúng ta rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để sáng tạo ra cách “tô điểm” chúng sao cho phù hợp với từng khí chất. Chúng ta hãy cùng tập trung vào một vài ví dụ liên quan đến các bài học về các loài động vật và thực vật, các môn địa lý và hóa học, cũng như cả môn tiếng Anh, đồng thời chúng ta cũng sẽ phát triển phương pháp và các nền tảng lý thuyết để ta có thể tùy vào tình huống mà thay đổi cách kể chuyện và thực hành về các chủ đề khác liên quan đến bốn khí chất. Dĩ nhiên, việc ta lấy các khí chất là trọng tâm chỉ là một phần trong số các khía cạnh sư phạm mà chúng ta cần phải cân nhắc trong công việc giảng dạy của mình.

Sinh nhật các bạn học sinh lớp Hoa Sen
Bài học về động vật
Bọn trẻ sẽ bắt đầu học về động vật từ năm lớp bốn. Và người giáo viên đứng lớp sẽ học được một cách thức đặc biệt để họ có thể giảng dạy chủ đề này trong trường Waldorf. Họ sẽ học được nó trong khóa đào tạo giáo viên hoặc trong các bài giảng có liên quan mà Steiner đã giảng cho các giáo viên của trường Waldorf đầu tiên. Giờ thì chúng ta sẽ tập trung vào việc làm thế nào để ta có thể chọn được các loài động vật phù hợp để ta có thể mô tả chúng cho bọn trẻ nghe theo một lối kể chuyện được “tô điểm” dựa theo khí chất của chúng. Ví dụ như, chúng ta có thể tự hỏi bản thân rằng: Những loài động vật nào có thể được chúng ta mô tả theo cách trên để cho những trẻ tính khí, rồi những trẻ tính nước, và rồi cả những trẻ có hai khí chất còn lại nữa cảm thấy rằng chúng đặc biệt có liên quan đến các loài động vật đó?

Những hình ảnh chăm sóc ân cần của một ông bố dành cho con gái mình vào ngày sinh nhật con
Với các trẻ tính khí
Ở đây, chúng ta sẽ tập trung tìm kiếm một loài thú đặc biệt nhanh nhẹn. Nó có thể di chuyển, leo trèo và nhảy nhót linh hoạt (thậm chí chuyền từ cây này sang cây khác), né tránh hiểm nguy một cách khéo léo, tìm kiếm thức ăn một cách lẹ làng và lanh lợi rồi thưởng thức nó theo một cách phù hợp, v.v… Đây là những đặc tính mà các bé tính khí có thể dễ dàng tỏ ra đồng cảm, bởi vì chúng cũng cư xử theo cùng một cách như thế. Những con vật như vậy tồn tại ở khắp nơi trên thế giới này. Chúng ta có thể nghĩ ngay đến loài sóc, nhưng còn có các loài gặm nhấm khác có những hành vi tương tự. Trong số các loài thú săn mồi, ta cũng có thể tìm thấy những loài tương tự như thế để những trẻ tính khí có thể liên hệ đến bản thân mình, chẳng hạn như là các loài chồn ăn thịt.

Những bức tranh thêu mũi dài thật là đẹp của các con
Khi chuẩn bị những bài miêu tả như thế, ta nên nghiên cứu về tất cả các khía cạnh quan trọng liên quan đến loài thú đó trong các sách sinh học để ta có thể hiểu được một bức tranh toàn diện về nó. Và rồi vào hôm sau, ta có thể giải thích mọi chi tiết liên quan theo một lối kể chuyện cho các trẻ tính khí. Trong tiết học kế tiếp, tiết học mà bọn trẻ sẽ thảo luận chi tiết nội dung của bài học trong tiết trước kèm theo các câu hỏi, ta không cần phải giữ cái phong cách của tính khí nữa. Nhưng điều quan trọng là ta phải cho các bé tính đất cơ hội phát biểu để chúng có thể nhớ lại chi tiết của bài học đó càng nhiều càng tốt. Bằng cách này, chúng sẽ phải hướng sự chú ý phía bên trong chúng ra ngoài và quan tâm đến thế giới xung quanh hơn.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...