[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 38: Một ví dụ từ thực tế qua câu chuyện: Hành trình lần đầu lên núi Everest 

Một ví dụ từ thực tế qua câu chuyện: Hành trình lần đầu lên núi Everest

Vào một giờ địa lý cho khối lớp bảy, tôi đã cho học trò của mình làm quen với phần lục địa Châu Á. Và khi chúng nhìn vào phần bản đồ đang được vẽ, chúng đã cảm thấy rất ấn tượng bởi dãy núi hùng vĩ với đỉnh núi cao nhất trên trái đất. Lúc này thì còn điều gì phù hợp hơn ngoài việc kể chúng nghe về chuyến hành trình đầu tiên leo lên đỉnh Everest? Tôi đã đọc những câu chuyện ấn tượng về chuyến thám hiểm này cũng như về hai nhà leo núi: Hilary và Tenzing. Vào buổi tối trước giờ lên lớp, tôi đã nghĩ về việc mình có thể phân chia các phần khác nhau như thế nào để sáng hôm sau, bài đọc của tôi có thể đối xử công bằng nhất với từng khí chất. Và rồi những gì mà tôi đã thực hành hàng ngày với bọn trẻ – từ một sự ngẫu hứng chuyển thành bốn cách miêu tả khác nhau – thì bây giờ tôi sẽ cố gắng diễn đạt cho các bạn hiểu như phần bên dưới.

 

Hành trình lên núi

1. Phần đầu tiên

Ở phần đầu, điều quan trọng là ta phải miêu tả thật nhiều chi tiết để giới thiệu cho bọn trẻ biết về những gì đang diễn ra. Vì lý do này, phương pháp phù hợp nhất đó chính là kỹ thuật kể chuyện cho các bé tính khí, với các hình ảnh và phép liệt kê nối tiếp liền liền với nhau, bởi vì nó sẽ cho phép ta phát triển câu chuyện một cách nhanh chóng. Đồng thời, phong cách này cũng sẽ có thêm tác dụng làm cho bọn trẻ sẽ lắng nghe. Chúng sẽ tham gia vào trong câu chuyện và tưởng tượng ra một cách sống động những gì đang được mô tả. Sau vài lời giới thiệu, chúng ta có thể kể lại đoạn trích theo cách như sau, và tiếp theo sau phần miêu tả về Edmund Hilary:

Dành cho các bé tính khí:

Vào những ngày đầu tháng Ba năm 1953, mọi người đã tụ họp tại Kathmandu: Những người thuộc nhóm thám hiểm lên Đỉnh Everest, những nhà leo núi đầy kinh nghiệm, những người Sherpa, những người khuân vác, phân nửa trong số họ là phụ nữ. Và hai nhân vật chính đó là: ngài Edmund Hilary đến từ New Zealand và ngài Tenzing Norgay, một người Sherpa và cũng là người bản xứ ở đây – họ là những người leo núi đầy kinh nghiệm đã từng một lần cố gắng chinh phục ngọn núi và đã thất bại, nhưng họ không hề nản chí. Họ chưa từng gặp nhau trước đây, nhưng đây là hai người duy nhất trong đoàn sẽ cùng nhau chinh phạt đỉnh núi.

Ngày đầu làm trường

Ngày đầu làm trường

Vào ngày Mười tháng Ba, họ đã bắt đầu cuộc hành trình đến chân Đỉnh Everest. Từng đoàn người xếp dọc hai bên đường vẫy chào họ ở khắp mọi nơi. Họ đã đi trong mười bảy ngày qua vùng hoang dã của Nepal dưới thời tiết tuyệt đẹp. Họ đã xuống bơi tại những con sông, ăn những bữa thịnh soạn và ngủ dưới bầu trời đêm đầy sao.

 

Ngay sau đó thì họ đã dựng khu trại đầu tiên: Trại Một. Họ cùng nhau dựng lên chín cái lều dọc theo lối đi. Họ sẽ ở lại đây một thời gian. Họ muốn luyện tập cùng với nhau, học cách sử dụng tất cả các trang thiết bị mang theo, cách sử dụng “máy thở oxy” mới, cách dựng và dọn dẹp các loại lều khác nhau và rồi xếp chúng vào hành lý sao cho gọn gàng nhất, phân chia hành lý cho từng nhóm khuân vác, và nhiều việc khác nữa … Từ đây, họ sẽ đi khám phá các ngọn núi lân cận theo từng nhóm ba hoặc bốn người trong khoảng vài ngày. Họ học cách leo núi, học cách dùng rìu phá băng chặt lên các khối băng để mở đường và khám phá các thung lũng sông băng, luyện tập băng qua các con sông băng có các khe nứt trong đó, thậm chí họ còn leo lên vài đỉnh núi cao khoảng 6,000 mét để làm quen với không khí đang ngày càng loãng hơn ở trên đó.

 

Hilary và năm người trong nhóm của ông được giao một nhiệm vụ đặc biệt từ người trưởng đoàn thám hiểm, John Hunt, người mà Hilary rất ngưỡng mộ: Họ phải khám phá thác băng Khumbu, một nơi cực kỳ nguy hiểm khi băng qua, và tìm ra hành trình an toàn để vượt qua những tảng băng vỡ rồi tìm kiếm vị trí thích hợp cho Trại Hai và Trại Ba.

Lớp 1 đầu tiên được xây dựng

Lớp 1 đầu tiên được xây dựng

Trong vòng hai ngày, họ lên kế hoạch, chuẩn bị lều, dây, móc sắt và bó chúng lại với nhau, tính toán xem họ cần bao nhiêu thực phẩm và xăng dầu, kiểm tra lại dụng cụ của những người Sherpa và thuê thêm phu khuân vác để đi qua thác băng Khumbu. Vào ngày Chín tháng Tư, sáu người đàn ông đã rời khỏi Tu Viện Tengboche (còn có tên khác là Thyangboche – ND) – điểm an toàn cuối cùng – đi cùng là năm người Sherpa dày dặn kinh nghiệm và ba mươi chín phu khuân vác người Sherpa được thuê tại Nepal, phân nửa trong số họ là phụ nữ.

 

Và rồi trời đổ tuyết. Rồi họ nhận ra là họ không đem theo bất kỳ cái kính râm đi tuyết nào cho nhóm người Sherpa. Và nếu như họ tiếp tục đi thì nhóm phu khuân vác có thể bị lóa mắt vì tuyết! Ồ, thật là may mắn! Một vài người trong số họ đem theo những cái kính trượt tuyết cùng với tròng kính dự phòng được làm từ nhựa, và ông Stobart đã trổ tài chế ra một cặp “kính râm làm mẫu”. Ông ta nhờ người khác bắt chước theo làm thêm ba mươi cái nữa, và chúng đã bảo vệ được đôi mắt của nhiều người. Họ đùa với nhau gọi những cái kính này là “bảo bối của ngài Stobart”.

 

Rồi họ lại tiếp tục cuộc hành trình với một tinh thần phấn khởi. Trong suốt chặng đường, họ luồn lách đi qua những tháp băng chật hẹp, phóng qua những dòng sông băng lạnh lẽo và đi vòng qua những khối băng gập ghềnh đang thành hình. Sau những nỗ lực tuyệt vời ngay trong ngày hôm đó, họ đã dựng được một khu trại mới nằm dưới chân một khu vực đang có băng tan. Hoan hô, chúng ta đã thành công rồi! Lán trại thứ hai đã được dựng xong. Họ trả công cho những người phu khuân vác, những người sẽ quay trở về nhà với tâm trạng hài lòng. Nhưng nhóm thám hiểm cảm thấy luyến tiếc khi phải chia tay những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm này. Cả nhóm cảm thấy biết ơn họ biết bao nhiêu. Liệu nhóm có thể đi được bao xa nếu như không có sự trợ giúp quý giá từ họ cơ chứ?

Sân chơi thuở ban đầu

Sân chơi thuở ban đầu

Trong vài ngày kế tiếp, nhóm thám hiểm tiếp tục di chuyển. Con đường càng lúc càng trở nên gian nan nhưng họ không hề bỏ cuộc. Họ đặt ra những cái tên đặc biệt cho những điểm nhất định trên sông băng, nhưng nơi đã gây cản trở cho họ – những cái tên như là “Nỗi kinh hoàng của Mike”, “Cơn khiếp sợ của Hilary”, “Cánh đồng bom nguyên tử”, “Hẻm lửa địa ngục”.

 

Làm sao có thể khác được cơ chứ? Cuối cùng họ cũng có thể tìm ra được địa điểm thích hợp kế tiếp để dựng trại, và vài người trong số họ bảo rằng chỗ này thực sự rất lý tưởng. Họ tỏ ra rất vui mừng vì mọi thứ tiến triển khá tốt đẹp cho đến giờ phút này! Rồi các nhóm khác cũng đã lên tới, và họ vui vẻ đoàn tụ cùng nhau.

 

Phải còn nhiều ngày nữa cho tới khi họ đến được “Trại Chín”, khu trại cuối cùng và cũng là nơi vắng vẻ nhất. Nhưng ngày đó sẽ đến, tất cả mọi người đều hy vọng, ngày mà Hilary và Tenzing sẽ bắt đầu đi từ đó để bước lên đỉnh núi!