[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 36: Cách kể chuyện cho từng loại tính khí

Những thành viên đầu tiên của khóa đào tạo giáo viên Waldorf đã nhanh chóng hiểu rõ rằng Rudolf Steiner không chỉ có ý định tạo cảm hứng và khuyến khích họ rèn luyện để thấu hiểu các khí chất khác nhau, mà ông còn đưa ra nhiều lời gợi ý thực tiễn liên quan đến đề tài giảng dạy tất cả các bài học khác nhau. Chúng ta hãy bắt đầu với phần thực hành trong ngày đầu tiên mà Steiner đã dành cho những người giáo viên này: làm thế nào để kể một câu chuyện.

 

Vào cuối tiết học chính của mỗi ngày, giáo viên đứng lớp sẽ kể một câu chuyện: Trong năm đầu tiên sẽ là những câu chuyện cổ tích, trong năm thứ hai sẽ là những câu chuyện ngụ ngôn và truyền thuyết, trong năm thứ ba sẽ là những câu chuyện từ Kinh Thánh – Kinh Cựu Ước, trong hai năm tiếp theo sẽ là những thiên tiểu thuyết và thần thoại của Bắc Âu và rồi của người Hy Lạp, và cuối cùng sẽ là những câu chuyện sống động về lịch sử và dân tộc La Mã. Bên cạnh đó, ông còn đề cập nhiều chủ đề liên quan bằng cách mô tả chúng theo những cách sống động nhất có thể. Giờ thì chúng ta hãy cùng xem phong cách tường thuật nào sẽ là phù hợp nhất cho từng loại khí chất khác nhau.

Một nơi yên bình ở Lagi Farmstay

Một nơi yên bình ở Lagi Farmstay

Một người giáo viên có tính lửa nổi trội chắc chắn sẽ kể một câu chuyện theo một phong cách hoàn toàn khác so với một người giáo viên mang tính nước. Cô ta yêu thích việc làm cho câu chuyện trở nên thú vị hơn và sẽ mô tả mọi tình huống thật kịch tính, có lẽ cô sẽ còn di chuyển qua lại trước mặt cả lớp, rồi đột ngột nói to hơn, làm tăng cường độ lời nói của mình lên và thậm chí có thể dùng khuôn mặt của mình để mô phỏng những tình huống trong bài giảng, giống như một diễn viên vậy. Trong khi một người thiên về tính nước hơn thì lại hoàn toàn khác, anh ta sẽ nói chậm hơn rất nhiều, hay ngừng nghỉ giữa các câu và miêu tả mọi thứ với một phong thái chậm rãi, yên bình và ta không hề thấy bất kỳ tình huống kịch tính nào trong đó cả, giống như một người đang ngâm thơ vậy.

 

Hai phong cách đối lập trên đủ để cho chúng ta thấy rõ rằng ta sẽ không chạm được vào phần bên trong của hết tất cả mọi trẻ nếu ta chỉ dùng hai cách thức kể chuyện kiểu ấy. Và đó là lý do tại sao Rudolf Steiner gợi ý rằng các giáo viên nên học cách tìm ra được một lối kể chuyện phù hợp cho từng khí chất khác nhau. Điều này có nghĩa là trong quá trình kể một câu chuyện cho bọn trẻ, ta phải học cách mô tả một phần câu chuyện bằng phong cách của tính lửa cho các trẻ tính lửa nghe, rồi lại tả một phần khác theo phong cách của tính nước để cho các trẻ tính nước nghe, và lặp lại như thế với cả hai khí chất còn lại. Khi một câu chuyện được kể theo cách như thế này, tất cả bọn trẻ sẽ tự mình đắm chìm một cách hoàn toàn tự nhiên vào trong từng bầu không khí khác nhau ấy, một điều cũng khá hợp lý bởi vì mỗi trẻ đều có cả bốn khí chất bên trong mình. Nhưng chính phần liên quan đến khí chất chính của từng trẻ, phần được “phản chiếu” đang diễn ra một cách vô thức trong trẻ mà chúng ta đã đề cập bên trên, nó sẽ đồng thời tạo động lực cho phần bản ngã của trẻ “làm giảm bớt” khí chất này đi.

 

Điều này cũng đúng khi được áp dụng vào thời điểm khi mà chúng ta sẽ thảo luận và ôn tập lại nội dung bài học vừa rồi sau khi ta đã kể chuyện cho chúng nghe. Vào ngày kế tiếp hoặc là ngày sau đó nữa, chúng ta sẽ để cho bọn trẻ kể lại câu chuyện, và đây sẽ là một chủ đề mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Khung cảnh nơi các con chơi Zipline

Khung cảnh nơi các con chơi Zipline

Đầu tiên, chúng ta sẽ quan tâm kỹ hơn đến bốn lối kể chuyện khác nhau này. Trước hết sẽ là đôi lời nhận xét từ Rudolf Steiner về chủ đề này: Trong khóa đào tạo giáo viên đầu tiên diễn ra vào năm 1919, ông giao cho từng giáo viên một nhiệm vụ rằng họ sẽ đọc một câu chuyện, và rồi vào ngày hôm sau sẽ kể lại cho tất cả những người khác cùng nghe theo cách mà nó sẽ làm tác động lên một khí chất nhất định. Sau khi đã nghe hết tất cả những câu chuyện này, ông đưa ra vài lời gợi ý như sau: “Người giáo viên nên phát triển một khả năng để có thể cư xử một cách tự nhiên và theo trực giác của mình sao cho phù hợp với khí chất của từng trẻ… Nhưng ta không nên thảo luận câu chuyện đó cùng với trẻ cho đến khi ta để cho chúng kể lại nó.”

 

Nếu như chúng ta tổng hợp lại phần nhận xét của Steiner sau khi ông đã nghe các giáo viên kể chuyện, thì ta có thể rút ra được các khía cạnh quan trọng nhất như sau:

 

TÍNH ĐẤT

 

Đối với những trẻ tính đất, ta nên tạo ra một bầu không khí ấm áp, êm dịu, ấm cúng khi ta kể chuyện. Ta nên miêu tả câu chuyện theo một cách chi tiết để có thể tạo ấn tượng cho những trẻ tính đất, đặc biệt là khi các chi tiết có liên quan đến các khía cạnh của thế giới bên ngoài. Đôi khi ta cũng nên trao cho chúng cơ hội để chúng có thể thể hiện khả năng đánh giá và phán xét của mình, và chúng sẽ cảm thấy lôi cuốn vào trong bài học hơn nếu như trong đó có những yếu tố liên quan đến định mệnh hoặc bi kịch, những thứ mà chúng tỏ ra quan tâm sâu sắc hơn. Khi kể một câu chuyện, ta có thể trình bày từng khía cạnh qua các câu hỏi khác nhau. Điều này sẽ khuyến khích trẻ suy ngẫm nhiều hơn, và ta cũng nên phải sử dụng thường xuyên các câu có cấu trúc phức tạp kèm nhiều yếu tố phức tạp đan xen lẫn nhau trong đó. Người kể chuyện phải sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, nhưng đừng nên quá mạnh.

 

TÍNH KHÍ

 

Đối với những trẻ tính khí, một điều quan trọng là ta phải miêu tả nhiều thật nhiều các chi tiết, liệt kê chúng ra bất cứ khi nào có thể trong lúc ta kể chuyện. Ta nên kể câu chuyện đó một cách lưu loát với tốc độ nhanh hơn một chút so với khi kể cho các khí chất khác. Chúng ta phải để đề cập đến nhiều tình tiết hết lần này đến lần khác, để chúng có thể tập trung vào và giữ cho các giác quan của mình luôn hoạt động. Ta cũng có thể thỉnh thoảng chèn vào một vài đoạn ngắt, bởi vì điều này sẽ bắt bọn trẻ phải ngưng sự chú ý của chúng lại và rồi tiếp tục kích hoạt nó một lần nữa sau đó. Chúng cũng sẽ duy trì sự chú ý của mình tốt hơn nhiều nếu như chúng ta để ý đến chúng trong lúc kể chuyện. Ta có thể sắp xếp các phần trong câu sao cho chúng có thật nhiều dấu phẩy hay chấm phẩy. Điều này sẽ cho chúng cảm giác giống như đang được hòa mình vào một dòng nước chảy thông suốt, không bị cản trở với vài đoạn ghềnh nước chảy xiết hơn.

Niềm vui của con trẻ

Niềm vui của con trẻ

TÍNH NƯỚC

 

Đối với các trẻ tính nước, chúng ta nên chọn một nhịp độ ổn định, điềm tĩnh trong câu chuyện của mình. Chúng ta chỉ cần miêu tả một ít thứ thôi, nhưng chúng sẽ phải được miêu tả một cách kỹ lưỡng và đồng thời kéo dài hơn so với bình thường, sử dụng các phép lặp và phải hoàn toàn mang tính khách quan. Đôi khi một đoạn ngắt cũng sẽ mang lại hiệu quả, tốt nhất là trước một từ hay một sự kiện quan trọng, để rồi trong một khoảng thời gian ngắn, bọn trẻ sẽ tiếp tục suy nghĩ về nó và tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo – nhưng rồi câu chuyện sẽ tiếp diễn theo một chiều hướng khác. Chúng ta nên đặt ra những câu có nhiều dấu gạch ngang bên trong, giống như là ta cần nghỉ lấy hơi vậy. Ví dụ ta có thể kể một câu chuyện cổ tích cho lớp một nghe như sau: “Công chúa – nàng – rất là – đẹp – nhưng – không được – tốt bụng – cho lắm!” Một loại dấu câu thích hợp cần được áp dụng khác chính là dấu chấm: Nó sẽ tạo ra những câu ngắn với nhịp điệu được đưa lên nhanh đột ngột và rồi lại rớt xuống trở lại. Kỹ thuật này sẽ đặc biệt mang lại hiệu quả bởi vì nó sẽ khơi dậy trí tò mò cũng như sự quan tâm cần thiết của bọn trẻ. Khi kể chuyện, người giáo viên phải ý thức được tầm quan trọng của việc để những câu chuyện của mình khơi dậy bên trong những trẻ tính nước những hứng thú mới mẻ và càng đa dạng càng tốt.

 

TÍNH LỬA

 

Đối với các trẻ tính lửa, ta cần phải thử xây dựng các câu ngắn gọn và rõ ràng, nghĩa là loại câu thường hay kết thúc bằng một dấu chấm than! Kết quả là ta sẽ có một phong cách kể chuyện đầy kịch tính với nhiều sự kiện gây hồi hộp và ấn tượng. Rudolf Steiner đã sử dụng phép so sánh như sau: Ta phải kể một câu chuyện theo kiểu giống như bạn đang đập một cái cọc xuống đất vậy; ông ấy đã sử dụng các thành ngữ “to pound in stakes” (tạm dịch: đóng cái cọc xuống) hoặc là kể một câu chuyện theo kiểu “in pushes and shoves” (tạm dịch: xô đẩy, chen lấn). Yếu tố quan trọng nhất trong cách mô tả như thế này bao gồm việc các câu cần phải ngắn gọn, sử dụng các câu trực tiếp, câu mệnh lệnh, câu cảm thán và các câu kể chuyện sẽ  nằm ở thì hiện tại. Các động từ phải mang tính chi phối, và phần đầu của các câu phải được nhấn mạnh thường xuyên. Ngôn ngữ sử dụng phải chắc chắn, rắn rỏi, thậm chí sắc bén, đôi khi trầm lắng một cách nguy hiểm và đôi khi thì lại ồn ào một cách đáng sợ.

Chèo thuyền đi vớt các bạn chơi zipline

Chèo thuyền đi vớt các bạn chơi zipline

Steiner đã gửi lời khuyên sau đến các giáo viên để họ có thể cư xử với các bé vốn có tính lửa được bộc lộ rõ : “Khi gặp tình huống bé đang nổi cơn thịnh nộ, ta nên lái sự chú ý của bé sang những tình huống được ta dàn dựng … Những trẻ tính lửa sẽ nổi cơn thịnh nộ từ bên trong để chống lại những gì mà người ta đang mong chúng phải hiểu được”

 

Trong ý này, Steiner muốn ta chú ý đến một sự thật là rằng trẻ tính lửa sẽ không thể nào nhanh chóng hiểu chuyện được, và rồi trẻ sẽ trở nên bị kích động từ phía trong – hôm nay chúng ta sẽ dùng từ “hung hăng” để nói về nó – và rồi xả cơn giận của mình ra. Vì thế nên điều quan trọng là chúng phải được nghe những câu chuyện kịch tính để chúng có thể chứng kiến được hình ảnh của các hành động anh hùng. Steiner cũng đưa ra một ví dụ khác về chủ đề này, rằng ta có thể bổ sung thêm vào trong phần mô tả của mình như sau: một con ngựa phóng ra khỏi chuồng của mình, và rồi một người gan dạ (có thể là một cậu trai, một bé gái, một người đàn ông hay đàn bà cũng được) muốn bắt nó lại, và rồi cuối cùng cũng thành công, sau nhiều nỗ lực mạo hiểm.

 

Với cả bốn kỹ thuật kể chuyện như thế này – một điều quan trọng nữa là ta phải điều chỉnh giọng đọc của mình theo các cách khác nhau – có thể là lúc to lúc nhỏ, lúc thì tươi sáng lúc lại âm u, lúc thì nhanh lúc thì chậm – và ta phải tạo ra những tình huống hồi hộp và rồi sau đó là những giải pháp cho các tình huống ấy, như một cách để xóa đi sự căng thẳng.