[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 35: Ta cần làm gì khi nuôi dưỡng bé tính nước?

Trẻ tính nước

Khi chúng ta tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Điều trẻ tính nước mong đợi là gì?”, rõ ràng là từ những lời nhận xét của Rudolf Steiner, ta có thể thấy là đối với trẻ tính nước, điều tối quan trọng là phải kích thích được mối quan tâm của trẻ thông qua cách tương tác thích hợp với các trẻ khác. Điều này đặc biệt phù hợp khi ta áp dụng vào những giờ ra chơi hay là các hoạt động khác sau giờ học. Giờ thì chúng ta hãy xét xem các giáo viên nên cư xử thế nào với các trẻ tính nước.

 

Rudolf Steiner đã đề nghị những người giáo viên trong ngôi trường Waldorf đầu tiên rằng họ đừng nên thể hiện sự chú ý bề ngoài của mình quá nhiều đến các trẻ tính nước, nhưng bên trong họ phải luôn nhận thức được rõ ràng về chúng. Vì thế chúng ta không nên lúc nào cũng trông chừng chúng, mà thay vào đó là chỉ tỏ ra chú ý đến chúng một chút ở vẻ bề ngoài, nhưng phải luôn giữ kết nối với chúng ở bên trong. Làm sao chúng ta có thể thực hiện được điều này? “Nếu như các bạn có thể tìm ra được cách tiếp cận tính thờ ơ của bé, thì các bạn có thể thấy bé rất thú vị. Nhưng các bạn đừng nên tỏ vẻ mừng rỡ. Thay vào đó, hãy cố gắng tỏ ra thờ ơ lại. Hãy cố tách bản thân của mình ra làm hai. Nếu như các bạn sở hữu sự đồng cảm bên trong, và rồi cư xử hợp lý với bé để cho bé thấy được một hình ảnh phản chiếu của mình thông qua bạn (tức là hình ảnh bản chất của tính nước – tác giả), rồi thì bạn sẽ có thể tác động lên quá trình học tập của bé.”

Nụ cười trên môi em

Nụ cười trên môi em

Chúng ta có thể so sánh việc này với việc một người mẹ phải để cho đứa con nhỏ của mình ở nhà khi đi chợ, nhưng cô vẫn luôn giữ hình ảnh của con trong đầu, luôn nghĩ về con và có thể nhớ đến con dù có chuyện gì xảy ra đi nữa. Điều này không dễ thực hiện, nhưng chúng ta có thể rèn luyện và học tập cách thi hành nó.

 

Tôi từng quan sát được một việc rất thú vị để các bạn thấy được rằng lời đề nghị này thật hữu ích cũng như để cho các bạn có thể hiểu hơn về nó. Khi tôi kể chuyện cho cả lớp nghe, tôi để ý rằng những trẻ tính nước thường tỏ ra mơ màng và lắng nghe theo cách riêng của chúng. Nếu như tôi tiến về phía chúng – chúng luôn ngồi theo nhóm ngay phía trước mặt tôi, có khi bên phải có khi bên trái – và rồi nhìn thẳng vào mắt chúng, thì hành động này giống như một sự đánh thức nhẹ nhàng với chúng, và chúng đột nhiên nhìn tôi rất chăm chú, quên mất rằng mình đang lắng nghe câu chuyện và rồi thay vào đó sẽ chuyển sang tập trung nhìn vào mắt tôi. Việc này có thể được ví như một trò chơi nho nhỏ kiểu như: “Thầy nhìn con này – rồi con nhìn thầy này …” Vì thế mà tốt nhất là tôi không nên để ý đến chúng và bên ngoài phải tỏ ra phớt lờ chúng đi, hầu như đừng quan tâm đến chúng.

Thả diều vào một ngày lộng gió

Thả diều vào một ngày lộng gió

Liệu điều này có nghĩa là chúng ta không nên quan tâm đến chúng? “Ta có thể thực hiện như sau, tuy chỉ là một biện pháp thay thế nhưng cũng rất hữu ích … Và rồi ta có thể giúp được chúng rất nhiều”. Vấn đề ở đây không phải là người giáo viên sẽ lãng quên các bé tính nước, mà là ta phải đánh thức và rồi dạy dỗ cho chúng trong vòng năm phút, đặt ra những câu hỏi cho chúng hoặc là nhờ chúng làm một việc gì đó – ta phải bắt chúng hoạt động. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những thứ mà chúng có thể nhớ được, về những việc mà chúng có thể làm lại hoặc kể lại trong khoảng thời gian năm phút ấy.

 

Một gợi ý khác nữa là: Nếu như ba mẹ của bé cho phép, thì tốt hơn nữa là bé nên được đánh thức sớm hơn và được đưa đến trường sớm hơn. Rồi thì chúng sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn nhiều khi giờ học bắt đầu.

Gió bay bay tóc em

Gió bay bay tóc em

“Với trẻ tính nước, điều quan trọng là ta có thể thu hút được sự chú ý của bé từ một trạng thái tinh thần khác biệt.” Một điều bổ ích khác nữa là các bé nên thường xuyên thay đổi thói quen.

Để kết thúc phần này một cách hoàn chỉnh, ta nên lặp lại những gì mà chúng ta đã thảo luận kỹ lưỡng hơn trong chương vừa rồi về việc cho bé theo đuổi những mối quan tâm mới mẻ: “Tốt hơn hết là ta nên để cho bé tính nước được ảnh hưởng bởi những mối quan tâm từ các cá nhân khác, nếu như chúng có thể làm lay động được bé.”