[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 44: Hành trình lần đầu lên núi Everest (Hoạt động sau câu chuyện)
Một buổi ôn tập ngắn gọn sau đó
Trong phần kể chuyện phía trên, mỗi khí chất đã được đề cập đến hai lần, mặc dù các đoạn có độ dài ngắn khác nhau. Trong công tác giảng dạy hàng ngày ở các trường khác nhau, ta có thể “tô điểm” các đoạn ấy theo một cách khác sao cho vẫn giữ được nét tự nhiên – đặc biệt nếu như ta thấy rằng các mình không thể xoay xở với phong cách kể chuyện vừa được chúng ta thảo luận, hoặc là ta cần phải đổi sang một phương pháp khác (Ví dụ như chuyển từ phong cách của tính lửa sang tính khí chẳng hạn – ND). Sau một thời gian luyện tập thì ta có thể phát triển được cảm nhận phù hợp cho việc này.
Một giáo viên khác có thể chia câu chuyện trên thành những phần hoàn toàn khác nhau, và điều này là hoàn toàn chính đáng! Những điều tôi đang trình bày ở đây không nên được hiểu một cách máy móc.

Bãi cát luôn là nơi yêu thích của các bạn học sinh
Và rồi vào một ngày, chúng ta cũng có thể sử dụng tất cả các đặc điểm khác nhau của các phong cách kể chuyện này. Trong đoạn văn dành cho các bé tính đất ở trên, trong phần đầu tiên tôi đã nhiều lần “thể hiện dưới dạng các câu hỏi, khuyến khích trẻ suy ngẫm về điều đó,” kèm theo việc đề cập đến “các yếu tố liên quan đến định mệnh”. Còn phần thứ hai thì ngược lại, tôi ít sử dụng các câu hỏi và nhấn mạnh nhiều hơn về “các cấu trúc câu phức tạp hơn với các thành phần phức tạp đan xen vào nhau.”
Khi chuyển sang đoạn kể dành cho các bé tính khí, điều quan trọng là chúng ta phải đứng đối diện chúng, để ý tới chúng và thỉnh thoảng phải chỉ bảo chúng một điều gì đó để tác động lên sự tập trung của chúng. Chúng ta sẽ cố gắng sử dụng những thứ đã được miêu tả phía trên về các đặc điểm của phong cách kể chuyện dành cho tính khí như sau: với các trẻ tính khí, ta phải lựa chọn các đoạn văn sao cho trẻ có thế thấy được nhiều thứ ở trong đó, những thứ được miêu tả ở thế giới bên ngoài, kèm theo các sự kiện thay đổi liên tục, các hành động xảy ra chóng vánh, và nhiều thứ khác nhau được liệt kê ra. Các câu có thể được cấu trúc mang nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy, đặc biệt là các danh sách miêu tả nhiều phần, để cho câu chuyện được tiến triển một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng.

Các bạn lớp 3 chơi trò võng dây mới ở trường Lá
Với phần mô tả dành cho hai khí chất còn lại, mạch chuyện có thể được diễn đạt một cách rõ ràng hơn thông qua văn viết bằng các dấu câu khác nhau: dấu chấm than thể hiện đoạn văn cho các bé tính lửa, dấu gạch ngang hay dấu chấm lửng thể hiện đoạn cho các bé tính nước.
Với ví dụ này, tôi đã cố gắng miêu tả một trải nghiệm sâu sắc bằng cách áp dụng nhiều nhất có thể các đoạn văn được viết bởi ông Hilary, và rồi tôi đã biến đổi chúng sao cho các khí chất được thể hiện một cách rõ ràng trong đó. Nhưng khi ta kể về một sự kiện lịch sử, chúng ta cũng có thể sắp xếp lại và tô điểm thêm cho từng đoạn khác nhau một cách tự do, từ đó xây dựng lên một câu chuyện theo các phong cách liên quan đến tất cả các khí chất khác nhau. Một ví dụ rất thành công về việc này là câu chuyện “Chuyến vượt biển của Columbus” của Peter Lipps mà tôi thường hay nhắc đến trong các buổi thuyết trình của mình. Tôi cũng thường nhờ các khán giả kể lại câu chuyện một cách tự nhiên theo bốn phần riêng biệt, được tô điểm bởi bốn khí chất khác nhau.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...