[Bốn Khí Chất dành cho Giáo viên] Phần 10: Các khí chất tương ứng với cơ quan nội tạng nào trong cơ thể?
Hippocrates và Học Thuyết của Ông
Thầy thuốc người Hy Lạp Hippocrates (460 – 377 TCN), người mà đã được lấy tên làm lời thề Hippocrates, là người đầu tiên quan sát thấy những hiện tượng được đề cập phía trên nơi những bệnh nhân của mình. Dựa trên những căn cứ về các dạng cực đoan của các khí chất (sẽ được miêu tả sau), ông ta đi đến một kết luận kinh ngạc rằng chúng tương ứng với bốn loại dịch khác nhau bên trong cơ thể, và lần lượt liên quan đến các cơ quan nội tạng khác nhau. Ông ta cũng đã kết hợp lý thuyết của mình vào trong bốn nguyên tố được khám phá bởi Empedocles.

Khai giảng năm 2019 cùng với những thứ thật đơn sơ và ấm áp
Hippocrates đã nhận ra được mối quan hệ giữa tính lửa (choleric) và túi mật (gallbladder) (trong tiếng Hy Lạp thì chole = gall). Điều này có vẻ hợp lý – và điều được đề cập sau đây sẽ được nói đến trong các chương sau – nếu như chúng ta xét rằng một người có tính lửa mạnh mẽ thì họ lại hay dễ nổi giận. Trong tiếng Đức, thậm chí người ta còn hay nói rằng, “His gallbladder is running over,” (tạm dịch: túi mật của anh ấy đang chảy tràn ra) để miêu tả một người đang giận tái mặt. Một người có khuôn mặt tái mét rõ rệt khi đang nóng nảy thì thậm chí có thể chuyển sang cả màu xanh lục nhạt; điều này là do túi mật gây ra.
Trong người mang tính đất (melancholic; melan = đen), ông ta ám chỉ đến dịch ở trong mật bị đặc lại chuyển thành màu đen vì tốc độ chậm chạp của nó. Đây cũng là điều hợp lý: người tính đất có một xu hướng mạnh mẽ thiên về suy nghĩ và nghiền ngẫm, và còn thật là khó khăn hơn cho họ để trở nên năng động và thực hiện các công việc tay chân. Nếu như tính lửa có động lực bị phụ thuộc vào túi mật của mình thì cũng là hợp lý khi nói rằng, việc người tính đất có dịch bị đặc lại trong túi mật sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng thoải mái của họ khi họ phải thực hiện một việc tay chân nào đó.

Sân trường ngày ấy
Người tính khí (sanguine; sanguis = máu) có một mối quan hệ phía trong với sự sống của chúng ta, chính là dòng máu đang chảy. Ở đây, Hippocrates chỉ có thể ngụ ý rằng những dòng chảy không ngừng đi qua động mạch chủ vào trong hệ tuần hoàn, và phân chia ra thành những mạch máu nhỏ đi ngày càng sâu vào trong các động mạch và cuối cùng cũng đến được hệ thống các mạch máu nhỏ ngoại vi. Tại điểm này, chúng ta có thể hình dung ra một bé tính khí, cách mà bé luôn thể hiện sự thích thú đến mọi thứ xung quanh mình, cách mà bé muốn đi khắp nơi và yêu thế giới bằng tất cả trái tim mình – một hình ảnh tự thể hiện bản thân của nó.
Hippocrates đã thấy được một mối liên hệ giữa tính nước và tất cả các quá trình liên quan đến các chất lưu bên trong cơ thể (nhưng chúng không có quan hệ gì đến các cơ quan cụ thể). Ở đây chúng ta có lẽ sẽ nghĩ đến các tuyến hạch, cũng như là các hạch bạch huyết và các chất lưu khác liên tục chảy qua cơ thể và đóng vai trò là nền tảng cho các quá trình sống của chúng ta. Trong tiếng Hy Lạp, từ phlegma có nghĩa là “đờm” hoặc “chất nhầy”, dù sao thì nó cũng mang một nghĩa khác so với ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta có thể cảm nhận rằng những quá trình liên quan đến yếu tố nước này có một mối quan hệ với người tính nước yêu hòa bình.

Các bạn nhỏ làm gì mà bịt tai vậy ta
Tóm tắt lại, chúng ta có thể nói rằng cách quan sát của Hippocrates về các khí chất tập trung đến bốn dòng chảy của chất lưu khác nhau và đều tồn tại trong tất cả chúng ta. Những quá trình này đan xen qua lại và lan tỏa đến các khu vực mà chúng đang hoạt động, và – phụ thuộc vào sức mạnh của từng dòng chảy – một sắc thái hoặc màu sắc sẽ chiếm ưu thế. Chúng kết hợp lại với nhau, và Hippocrates xem hỗn hợp này là rất quan trọng. Vì vậy mà chúng ta không nên thật sự ngạc nhiên nếu chúng ta biết rằng ông ta chọn từ khí chất (temperament) bởi vì nó có nghĩa là hỗn hợp (mixture). Nhưng thay vì dùng từ các chất lỏng (liquids), ông ta lại thay bằng các chất dịch (humors), nghĩa là các chất lưu (fluids). Vì vậy, hoàn toàn chính đáng khi ta xem học thuyết của Hippocrates là về “các chất lưu quan trọng”.
Bài viết liên quan:
Trẻ...
Nhữ...
Giờ...
Môn...
Môn...
Môn...